Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đức sắp chuyển giao tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tạp chí Spiegel tiết lộ, các cuộc thảo luận giữa chính phủ Đức và MBDA đang tập trung vào một sự cải biến khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz muốn ngăn chặn bằng mọi giá bất cứ cuộc tấn công nào của Ukraine vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa Taurus.

Ngày 11/8, một nguồn tin an ninh chia sẻ với Reuters rằng, chính phủ Đức đang thảo luận với nhà sản xuất vũ khí MBDA về việc cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.

Trước đó, tạp chí Spiegel cũng đưa ra thông tin tương tự. Theo Spiegel, các cuộc thảo luận giữa chính phủ Đức và MBDA đang tập trung vào một sự cải biến khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz muốn ngăn chặn bằng mọi giá bất cứ cuộc tấn công nào của Ukraine vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí này.

Kiev đã và đang thúc giục Berlin cung cấp cho họ Taurus - loại tên lửa hành trình có tầm bắn hơn 500km được phóng từ các máy bay chiến đấu như Tornado, F15 hoặc F18.

Tên lửa Taurus được phóng từ máy bay chiến đấu F-15K SLAM Eagle của Hàn Quốc trong cuộc tập trận ngày 12/9/2017 tại Taean-gun. Ảnh: Getty Images

Được biết, tên lửa hành trình khó bị radar phòng không phát hiện do chúng bay ở độ cao thấp. Loại tên lửa này chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu có giá trị cao nằm phía sau phòng tuyến của đối thủ như hầm chỉ huy, kho đạn dược, bãi chứa nhiên liệu, sân bay và cầu.

Truyền thông tiết lộ, quân đội Đức hiện có khoảng 600 tên lửa Taurus trong kho vũ khí, trong số đó có khoảng 150 tên lửa đã sẵn sàng để sử dụng.

Theo thông tin trên Reuters, trong khi Anh và Pháp đã cung cấp tên lửa hành trình Storm Shadow/ Scalp cho Ukraine, Đức miễn cưỡng đi theo xu hướng này giữa những lo ngại về tầm bắn xa của loại vũ khí này và khả năng chúng được sử dụng để tấn công vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

XEM THÊM: Đức sẽ sở hữu phi đội trực thăng lớn thứ 2 NATO

                 Nga trang bị vũ khí dẫn đường tối tân cho "bóng ma bầu trời" Su-57 và Su-35

Về phía Mỹ, cho đến nay nước này đã hạn chế gửi hệ thống tên lửa tác chiến lục quân (ATACMS) với khả năng tấn công mục tiêu cách xa hơn 300km đến Ukraine, bất chấp yêu cầu từ phía Kiev.

Trong diễn biến liên quan, hồi tháng 6/2023, Điện Kremlin đã cảnh báo Pháp và Đức rằng việc cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine sẽ khiến cuộc xung đột tại Ukraine căng thẳng hơn.

Đinh Kim (Theo Reuters)

Tin nổi bật