Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đức đóng cửa 3 nhà máy cuối cùng, chấm dứt việc phát triển điện hạt nhân

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng, ngày 15/4, 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Đức đã chính thức đóng cửa.

Ngày 15/4, Đức chính thức đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng  là Isar II, Emsland và Neckarwestheim II. Qua đó, quốc gia này đã chấm dứt chương trình phát triển điện hạt nhân kéo dài 6 thập kỷ qua để nỗ lực thực hiện tăng trưởng xanh mà không cần năng lượng nguyên tử.

Nhà máy điện hạt nhân Neckarwestheim ở miền Nam nước Đức.  Ảnh: AP

Theo kế hoạch ban đầu, 3 nhà máy điện trên sẽ đóng cửa vào ngày 31/12/2022. Tuy nhiên, trước sự phản đối của dư luận, Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã đồng ý kéo dài tuổi thọ của các nhà máy này đến ngày 15/4. 

Từ năm 2002, Đức đã tìm cách loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Đến năm 2011, dưới thời chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel, kế hoạch này được thúc đẩy sau khi xảy ra thảm họa động đất-sóng thần gây ra sự cố hạt nhân ở tỉnh Fukushima của Nhật Bản.

Vào thời điểm đó, bà Merkel cho rằng không thể kiểm soát một cách an toàn những rủi ro từ năng lượng hạt nhân, ngay cả với một quốc gia công nghệ cao như Nhật Bản. 

Trong vòng hơn 20 năm qua, Đức đã đóng cửa 16 lò phản ứng hạt nhân, khiến sản lượng điện giảm mạnh. Năm 2022, năng lượng hạt nhân chỉ chiếm 6% tổng sản lượng toàn quốc, trong khi năng lượng tái tạo chiếm tới 44%, tăng gần 1,8 lần so với mức 25% cách đây một thập niên.

Tuy nhiên, kế hoạch chấm dứt năng lượng hạt nhân của Đức gây nhiều tranh cãi sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt giá rẻ liên quan cuộc xung đột tại Ukraine vào tháng 2/2022, khiến Đức rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - một trong 3 đảng trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Đức cho rằng kế hoạch đưa các nhà máy hạt nhân cuối cùng ra khỏi lưới điện là quá sớm. FDP muốn duy trì các nhà máy ở chế độ "chờ" một thời gian để có thể nhanh chóng kích hoạt lại trong trường hợp cần thiết.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật