Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm lại một số sự kiện tiêu biểu của kinh tế Việt Nam năm 2020

(DS&PL) -

Kinh tế Việt Nam năm 2020 là điểm sáng trong khu vực, tăng 2,91% - mức tăng trưởng dương hiếm hoi và đứng vào nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Kinh tế Việt Nam năm 2020 là điểm sáng trong khu vực, tăng 2,91% - mức tăng trưởng dương hiếm hoi và đứng vào nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Tăng trưởng kinh tế dương

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý IV và cả năm 2020 do Viện nghiên cứu chính sách kinh tế (VEPR) mới công bố, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, thế nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong Quý IV/2020, đạt 4,48%.

Tính chung năm 2020, Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong khu vực với mức tăng trưởng kinh tế 2,91% - mức tăng trưởng dương hiếm hoi, đứng vào nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và thế giới.

Việt Nam trở thành sáng lập viên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới

Được ký kết ngày 15/11/2020 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 do Việt Nam tổ chức trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ tạo nên một thị trường thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay với tổng GDP 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP và 28% thương mại toàn cầu.

Xuất siêu đạt mức kỷ lục

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, trong đó, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy nặng nề, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt mức cao. Xuất siêu đạt mức kỷ lục với con số ước tính 20 tỷ USD.

Trong năm 2020, Việt Nam có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Giải ngân đầu tư công cao nhất trong một thập kỷ

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt trên 90% kế hoạch. Đâyt cũng là mức giải ngân cao nhất trong một thập kỷ qua (2011-2020).

Từ đầu năm 2020, Chính phủ xác định, vốn đầu tư công là nguồn lực chính thúc đẩu tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, các Bộ ngành, các cấp thực hiện đều mang theo quyết tâm thực hiện, tạo ra những kỷ lục trong thực hiện dự án đầu tư công.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và giải thể cùng tăng mạnh

Trong năm 2020, cả nước có 134.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 2.235.600 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 1.043 nghìn lao động, giảm 2,3% về số doanh nghiệp, tăng 29,2% về vốn đăng ký và giảm 16,9% về số lao động so với năm 2019. CPI bình quân năm tăng 3,23%, nằm trong mức mục tiêu.

Dù vậy, dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế cũng khiến không ít doanh nghiệp Việt rơi vào tình cảnh khó khăn.

Trong 11 tháng đàu năm 2020, có 93.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể và chờ giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dựa trên những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động lên nền kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng theo các kịch bản khác nhau về tình hình bệnh dịch.

Trong trường hợp Việt Nam tiếp tục khống chế dịch COVID-19 ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 5,6 - 5,8%.

Ở chiều hướng ngược lại, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp ở trong nước khiến hoạt động kinh tế nội địa bị gián đoạn, năm 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng của năm 2020.

Năm 2021 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước, do đó, đây là năm được kỳ vọng sẽ có nhiều bước đi mới, chính sách mới và hành động cụ thể để phát triển kinh tế-xã hội.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật