Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Di chúc miệng tự động hết hiệu lực khi nào?

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Thông thường di chúc sẽ được lập thành văn bản, tuy nhiên, luật vẫn cho phép di chúc miệng trong một số trường hợp.

Luật sư Phạm Thanh Bình - Công ty Luật Bảo Ngọc, đoàn Luật sư TP.Hà Nội phân tích: Điều 623, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về di chúc miệng.

Cụ thể, trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Hình minh họa.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Như vậy, nếu sau 3 tháng, kể từ thời điểm có di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Do đó, cần làm một di chúc mới (bằng văn bản) theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật