Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đến năm 2020: Thái Nguyên có thêm 53 xã sẽ có nước sạch

(DS&PL) -

Tham gia Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 tại tỉnh Thái Nguyên có 53 xã thuộc 6 huyện được triển khai.

Tham gia Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 tại tỉnh Thái Nguyên có 53 xã thuộc 6 huyện được triển khai. Riêng năm 2017 chương trình triển khai tại 6 huyện với 13 xã.

Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn là một Chương trình dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới, tập trung hướng đến 21 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2016 -2020.

Những tỉnh này có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất cũng như có nhóm dân số nghèo nhất và dễ tổn thương nhất Việt Nam, đồng thời là nơi có độ bao phủ vệ sinh thấp nhất trên toàn quốc, tỷ lệ suy dinh dưỡng, nghèo và bệnh tiêu chảy cao nhất.

Ngân hàng thế giới hỗ trợ nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia dự án. Chương trình gồm 3 hợp phần: cấp nước nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá. Trong đó, kết quả chủ yếu của chương trình là: số đấu nối cấp nước khoảng 255.000 đấu nối hoạt động; số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng 1.045.000 người; xây mới và cải tạo công trình cấp nước và vệ sinh cho 1.650 trường học; 680 xã tại 21 tỉnh đạt vệ sinh toàn xã; xây mới hoặc cải tạo khoảng 400.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; 1.000 trạm y tế được xây mới, nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh, công trình cấp nước và các thiết bị rửa tay, thiết bị xử lý nước sạch trên địa bàn các xã…

Năm 2015, Thái Nguyên là 1 trong 21 tỉnh, thành trong cả nước được thụ hưởng Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” vay vốn ngân hàng thế giới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2015.

 Tuy nhiên, đến năm 2017, Thái Nguyên mới được cấp vốn và cũng là năm đầu tiên triển khai chương trình. Ngay sau khi tiếp nhận nguồn vốn, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành liên quan như: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng, Kho bạc Nhà nước tỉnh, các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, UBND các huyện thụ hưởng phối hợp thực hiện. Trong đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan điều phối Chương trình ở cấp tỉnh. Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình của tỉnh; phê duyệt các kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch, tăng cường năng lực năm 2017; Kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn năm 2017…

 Tham gia Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 tại tỉnh Thái Nguyên có 53 xã thuộc 6 huyện được triển khai. Riêng năm 2017 chương trình triển khai tại 6 huyện với 13 xã.

Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%, sử dụng nước đạt Quy chuẩn 02 đạt 65%; Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 69% . Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 70%; Tỷ lệ số trường học có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 94%. Kết qua là, số đấu nối cấp nước đạt: 2.642 đấu nối; Xây dựng 29 công trình nhà vệ sinh trường học. Chương trình tại Thái Nguyên đã hoàn thành xây dựng hỗ trợ 807 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.

Bàn giao đưa vào sử dụng 14 trạm y tế xây dựng mới các công trình vệ sinh và bố trí các điểm rửa tay năm 2017.

Nam Anh

Tin nổi bật