Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần người đi xe máy không biển số, che biển

(DS&PL) -

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.

 

Đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần người đi xe máy không biển số, che biển.


Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Dự thảo này đề xuất tăng nặng nhiều mức phạt liên quan đến người điều khiển xe máy, nhất là không có giấy phép lái xe (GPLX), bảo hiểm trách nhiệm dân sự...

Tăng nặng xử phạt người đi xe gắn máy vi phạm để răn đe. Ảnh minh họa: TTXVN.


Đáng chú ý trong dự thảo, người đi xe máy không biển số, biển không rõ chữ số, che biển, dán thêm làm thay đổi chữ hoặc màu sắc của chữ số, đề xuất phạt từ 1 - 2 triệu đồng, mức phạt này tăng gấp 10 lần hiện nay.


Đối với người điều khiển mô tô, xe máy không có GPLX hoặc GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tẩy xóa hoặc không hợp lệ hiện bị phạt 800.000 - 1,2 triệu đồng. Dự kiến mức phạt này tăng lên 1 - 2 triệu đồng.


Dự thảo Nghị định cũng tăng mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng lên 500.000 - 700.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.


Mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tăng gấp đôi so với mức hiện nay là 200.000 - 300.000 đồng.


Bên cạnh đó, đối với hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng quy định, quay đầu trên cao tốc (mức phạt hiện tại là 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 - 4 tháng), dự kiến, tăng mức phạt lên 10 - 12 triệu đồng, tước giấy phép 2 - 4 tháng.


Tỷ lệ dương tính chung toàn TP Hồ Chí Minh còn 0,2%.


Tỷ lệ số ca dương tính, của các vùng nguy cơ tại TP Hồ Chí Minh giảm từ 0,4% xuống 0,2%, trên tổng số mẫu được lấy. Đây là số liệu vừa được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thống kê, trong đợt xét nghiệm diện rộng từ ngày 22/9 đến 25/9.

Tỷ lệ số ca dương tính, của các vùng nguy cơ tại TP Hồ Chí Minh giảm từ 0,4% xuống 0,2%. (Ảnh minh họa)


Cụ thể, tỷ lệ dương tính các vùng xanh đã giảm xuống còn 0,1%, vùng đỏ cũng đã giảm từ 0,7% xuống còn 0,4%. Bên cạnh số tỷ lệ dương tính giảm, hiện số ca bệnh nhân nặng thở máy và tử vong đang giảm liên tục.


Ông Phạm Đức Hải, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh nhận định, số ca bệnh nhân nặng thở máy và tử vong đang giảm dần cũng cho thấy dấu hiệu lạc quan trong công tác chống dịch.


Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên nối lại đường dây nóng.

Quan chức Hàn Quốc thúc giục Triều Tiên khôi phục đường dây nóng giữa hai miền, sau khi Bình Nhưỡng lặp lại đề nghị đàm phán với điều kiện được đảm bảo công bằng và tôn trọng.


Bộ Thống nhất Hàn Quốc vào ngày 26/9 nói để tổ chức đàm phán hướng tới hòa giải liên Triều, đường dây liên lạc xuyên biên giới phải nhanh chóng nối lại, thúc đẩy trao đổi ổn định giữa hai bên.

Đối thoại thông qua đường dây nóng liên Triều trước đó đã ngừng trệ trong hơn 1 năm. Ảnh: Yonhap.


Cơ quan này bày tỏ hy vọng Hàn Quốc và Triều Tiên có thể tiếp tục các cuộc đàm phán về những vấn đề đang chờ xử lý.


Trước đó, bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, hôm 25/9 cho biết hai miền Triều Tiên có thể thực hiện các bước hướng tới hòa giải nếu Hàn Quốc từ bỏ “chính sách thù địch” và "tiêu chuẩn kép bất bình đẳng" đối với nước này.


Đại diện Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói tuyên bố của Kim Yo Jong “có ý nghĩa” nhất định, cho biết Hàn Quốc liên tục thúc đẩy phi hạt nhân hóa và đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại.

Tin nổi bật