Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Để nhận tiền hỗ trợ từ gói chính sách 62.000 tỷ đồng, cần chuẩn bị giấy tờ gì?

(DS&PL) -

Đây là quyết định có liên quan đến khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19.

Đây là quyết định có liên quan đến khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covia-19.

Theo đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cụ thể như sau:

1. Đối với người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc nghỉ việc không hưởng lương

a. Hồ sơ đề nghị theo mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020.

b. Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ

Bước 1: Doanh nghiệp lập Danh sách NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 1 Quyết định 15/2020; đề nghị tổ chức Công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận Danh sách này.

Bước 2: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo để nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) xác nhận việc tham gia BHXH của NLĐ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 15/2020 và gửi doanh nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp tinh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.

Lao động tự do làm nghề bốc vác cũng là một trong những người sẽ được nhận hỗ trợ của Chính phủ với mức 1 triệu đồng/tháng, tối đa trong 3 tháng. Ảnh minh họa

2. Đối với NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

a. Hồ sơ đề nghị theo mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020.

b. Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ

Bước 1: UBND cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình UBND cấp huyện.

Bước 2: UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong 02 ngày làm việc.

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phỉ hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với NLĐ không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm

a. Hồ sơ đề nghị theo mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Quyết định 15/2020.

b. Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ

Bước 1: NLĐ gửi đề nghị hỗ trợ cho UBND cấp xã sau ngày 15 hằng tháng. Trường hợp NLĐ có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định 15/2020 và ngược lại.

Bước 2: Trong 5 ngày làm việc, UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách NLĐ đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai danh sách NLĐ đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách NLĐ đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện.

Bước 3: Trong 2 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 3 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Được biết, Thủ tướng Chính phủ ngày 24-4 đã ký ban hành quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo Quyết định 15, các đối tượng sau sẽ được nhận hỗ trợ:

Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng liên tục kể từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020;

Hộ kinh doanh có doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15/1/2020; tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020;

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.

Trong nhóm đối tượng này có những lao động tự do, tức làm một trong các công việc như bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe môtô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Với lao động tự do, UBND cấp xã sẽ rà soát, tổng hợp danh sách đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị, xã hội và công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 2 ngày làm việc.

Danh sách sau đó được gửi chủ tịch UBND cấp huyện thẩm định, trình chủ tịch UBND tỉnh để phê duyệt và cấp kinh phí hỗ trợ.

Hỗ trợ người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội.

Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật