Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đau thận là đau ở đâu?

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Đau thận là đau ở đâu? Dấu hiệu của cơn đau thận là gì? Làm thế nào để nhận biết những cơn đau thận dễ dàng nhất? Độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây

(ĐS&PL) Đau thận là đau ở đâu? Dấu hiệu của cơn đau thận là gì? Làm thế nào để nhận biết những cơn đau thận dễ dàng nhất? Độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về cơn đau quặn thận và có phương án điều trị phù hợp nếu lỡ mắc bệnh thận.

Đau thận là đau ở đâu? Cách nhận biết cơn đau thận

Đau thận là đau ở đâu là câu hỏi được nhiều độc giả gửi về cho hòm thư giải đáp của BS CKI Lê Sĩ Trung – Chuyên gia Thận – Tiết niệu tại Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc. Bởi cơn đau quặn thận dễ bị nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Đau thận là đau ở đâu?

Cách nhận biết những cơn đau thận

Dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất của những cơn đau thận bao gồm các triệu chứng sau đây:

- Bệnh nhân sẽ thấy đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, bụng dưới, hông. Những cơn đau này xuất hiện khi trong thận có sỏi, sỏi trong niệu quản hoặc bể thận.

- Đau quặn thận dữ dội: Khi sỏi thận quá nhiều và quá to trong thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản, những cơn đau này sẽ dữ dội hơn, không đơn thuần là đau âm ỉ. Cơn đau cũng xuất phát từ vùng thắt lưng và lan xuống hố chậu, hai đùi, thậm chí lan xuống cả bộ phận sinh dục.

- Đau buốt khi đi tiểu: Cảm giác đau buốt này sẽ xuất hiện khi bạn đang đi tiểu hoặc sau khi tiểu xong. Điều này khiến bệnh nhân mắc chứng sợ tiểu vì quá đau.

- Đau khi ngồi quá lâu: Bệnh thận khiến chúng ta có cảm giác đau đớn khi ngồi quá lâu. Những viên sỏi to trong thận, niệu đạo, niệu quản sẽ chèn lên các cơ quan xung quanh gây ra hiện tượng đau lúc ngồi xuống.

- Đau dữ dội lúc nằm: Cơn đau thận không chỉ khiến bệnh nhân đau vùng lưng, đau khi ngồi mà còn đau dữ dội khi nằm. Điều này làm chúng ta dù nằm tư thế nào cũng thấy đau đớn. Những cơn đau này có thể kéo dài 1 tiếng và kèm triệu chứng sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh.

Những dấu hiệu đặc trưng khác khi mắc bệnh thận

Ngoài cơn đau kéo dài thì bệnh thận còn gây ra các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, vô niệu, tiểu rắt, nước tiểu đục.

Đi tiểu nhiều lần, tiểu liên tục

Triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu liên tục xuất hiện khi viên sỏi nằm trong cổ bàng quang, cuối niệu quản. Bởi sỏi thận sẽ kích thích cảm giác đi tiểu, khiến bạn muốn tiểu dù không uống quá nhiều nước trong ngày. Viên sỏi còn làm rối loạn sự co thắt ở cơ trơn bàng quang và tạo nên tín hiệu buồn tiểu giả.

Đi tiểu ra máu

Hiện tượng đi tiểu ra máu do trong nước tiểu có chứa hồng cầu. Biểu hiện của việc tiểu ra máu chính là nước tiểu có màu nâu hoặc hồng nhạt. Nguyên do của việc tiểu máu chính vì viên sỏi quá to, góc cạnh làm tổn thương các tế bào quanh thận, gây trầy xước mô.

Tiểu buốt, tiểu rắt

Khi sỏi thận rơi xuống bàng quang sẽ làm tắc đường dẫn nước tiểu và tạo ra hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó. Những viên sỏi này còn ma sát vào niêm mạc niệu đạo, niệu quản làm nóng rát khi tiểu.

Nước tiểu bị đục

Nước tiểu đục xảy ra do trong hệ tiết niệu của bạn có quá nhiều chất cặn, độc tố lắng lại trong thận. Nước tiểu đục kèm mùi hôi khó chịu thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Buồn nôn, mệt mỏi

Khi thận bị tắc nghẽn thì hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi sẽ xuất hiện liên tục. Sỏi thận quá to sẽ đè lên dây thần kinh trong đường tiêu hóa và khiến chúng ta luôn có cảm giác buồn nôn khi ăn bất cứ thực phẩm gì.

Xảy ra tình trạng vô niệu

Vô niệu khiến bạn không thể đi tiểu được. Khi gặp tình trạng bí tiểu từ 1 – 2 ngày thì bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để chữa trị, tránh các tình huống xấu gây nguy hiểm tính mạng như vỡ thận, suy thận cấp.

Bí quyết phân biệt đau thận và đau lưng

Bệnh nhân dễ dàng phân biệt đau lưng thông thường và đau thận thông qua kiểu đau, mức độ đau, vị trí cơn đau xuất hiện.

Đau thận là đau ở đâu không quá khó để phân biệt với đau lưng

Vị trí

- Đau thận: Vị trí đau thận xuất hiện dọc hai bên cột sống hoặc dưới khung xương sườn. Tình trạng đau này có thể từ một hoặc cả hai quả thận. Đau thận còn lan sang đùi, háng, bụng.

- Đau lưng: Đau lưng khá phổ biến ở độ tuổi trưởng thành. Tình trạng đau lưng có thể xuất hiện do vùng cơ lưng, đau dây thần kinh hoặc xương. Vị trí đau lưng có thể xảy ra ở toàn bộ lưng.

Kiểu đau thận, lưng – Mức độ đau

- Đau thận: Kiểu đau xuất hiện do viên sỏi thận nhỏ sẽ không gây đau quá nhiều. Nhưng kiểu đau này sẽ dữ dội hơn khi viên sỏi quá to hoặc trong thận xuất hiện nhiều sỏi. Với người bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể kèm thêm triệu chứng đau buốt, đau rát khi tiểu.

- Đau lưng: Đau lưng thực chất là đau vùng cơ lưng, gây ra cảm giác đau nhói, đau âm ỉ. Thường người bị đau lưng có thể do thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, lún cột sống. Cơn đau này có thể mạnh hơn khi bạn vận động liên tục trong thời gian dài.

Bài viết trên đây đã giúp độc giả trả lời câu hỏi “Đau lưng là đau ở đâu”. Nếu còn bất kì thắc mắc nào về các cơn đau do bệnh thận thì bạn có thể gọi đến hotline … để được các chuyên gia tiết niệu hàng đầu Việt Nam giải đáp rõ ràng hơn.

Để đặt hẹn khám tại Bệnh viện Nam Học Đức Phúc với Ts Bs Lê Sỹ Trung chuyên gia đầu ngành về tiết niệu thận học. Xin liên hệ qua hotline: 0965.579.856 – Website: ducphuchospital.com . Tư vấn với bác sỹ TẠI ĐÂY (Bảo mật theo quy định của BYT).

L. Hương

Tin nổi bật