Có thể bạn đã từng nghe đến những trái táo vàng của thần thoại Hy Lạp, nhưng bạn đã biết đến những trái đào trường sinh bất lão (Đào tiên) của Trung Quốc? Ngày nay, những trái thiêng này vẫn tiếp tục trở thành biểu tượng ý nghĩa tại các lễ hội thường niên tại Trung Quốc.
Tấm thảm lụa nhà Minh mô tả Đông Phương Sóc trộm một quả đào bất tử. Ảnh: Max Dashu |
Đào tiên xuất hiện trong thần thoại Trung Quốc, cụ thể là từ Đạo giáo. Theo như tên gọi, người xưa quan niệm loại trái cây này chỉ dành cho những vị thần với công dụng trường sinh bất tử. Cũng như táo vàng trong Vườn Hesperides của thần thoại Hy Lạp, tương truyền đào tiên được trồng trong vườn của một tiên nữ. Những trái đào trên trời này chỉ chín sau một thời gian rất dài, sau đó, chúng sẽ được đặt trên bàn tiệc đặc biệt dành cho các vị tiên.
Bát Tiên vượt biển. Ảnh: Gutenberg |
Vườn thiêng của Bể Ngọc
Trong thần thoại Trung Quốc, đào tiên được trồng trong vườn cây của Tây Vương Mẫu, vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vị thần tối cao của Đạo giáo. Theo truyền thuyết, Tây Vương Mẫu cư ngụ trong dãy núi Côn Lôn thần thoại. Nơi ở của bà được gọi là Bể Ngọc với vườn cây ăn quả có đến 3600 cây đào tiên.
Hình ảnh Tây Vương Mẫu trên đồ sứ nhà Thanh. Ảnh: Ancient Origins |
Theo truyền thuyết, những trái đào trong vườn cây ăn trái của Tây Vương Mẫu chỉ chín mỗi 3000, 6000 hay 9000 năm. Khi đó, Tây Vương Mẫu sẽ tổ chức một bữa tiệc để mừng dịp này. Các vị thần, bao gồm các vị Bát Tiên nổi tiếng, sẽ được mời dự bữa tiệc này. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bất cứ ai ăn đào tiên sẽ không chỉ bất tử, mà còn kéo dài tuổi trẻ vĩnh viễn.
Nếm thử trái thiêng
Mặc dù đào tiên thường dành riêng cho các vị tiên, Vương Mẫu vẫn đặc biệt cho một số người nếm thử loại quả thiêng này. Theo các nhà sử học Trung Quốc cổ đại, chỉ có hai người phàm đã từng nếm đào tiên. Người đầu tiên là một vị vua thời nhà Chu. Theo truyền thuyết, nhà vua đã đi đến dãy núi Côn Lôn và gặp Tây Vương Mẫu. Ông ở lại Bể Ngọc trong vài ngày và được thết đãi đào tiên cùng với rượu. Sau khi rời khỏi Bể Ngọc, nhà vua cố gắng tìm lại nơi này nhưng mọi nỗ lực của ông đều không thành.
Triều đại Joseon (Hàn Quốc) với các bức tranh chủ đề Phật giáo và Đạo giáo, trong đó có bức phác họa vị vua nhà Chu tại Bể Ngọc của Tây Vương Mẫu. Ảnh: Ancient Origins |
Người thứ hai được nếm thử đào tiên là Hoàng đế Vũ Hán. Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế được Tây Vương Mẫu tặng một số trái đào. Hoàng đế sau đó đã bảo quản những trái đào quý này trong hầm đá và chúng lần đầu tiên xuất hiện dưới triều Minh. Tương truyền, hầm đá nơi lưu giữ trái đào có khắc 10 chữ.
Đào tiên rất quý nên chúng đã từng bị đánh cắp. Một đại thần của Hán Vũ Đế là Đông Phương Sóc đã đánh cắp đào và bị Tây Vương Mẫu phát hiện. Theo Vương Mẫu, người này đã từng là một cận thần của bà trên núi Côn Lôn nhưng đã tạm thời hạ phàm như một hình phạt vì đánh cắp đào tiên.
Đông Phương Sóc trộm đào tiên được phác họa trên tơ tằm nhà Minh. Ảnh: Ancient Origins |
Trộm đào
Tuy nhiên, vụ trộm đào nổi tiếng nhất trong truyền thuyết đó là Tôn Ngộ Không. Được Ngọc Hoàng giao chăm sóc vườn cây ăn quả của Tây Vương Mẫu, Ngộ Không đã trộm và ăn đào tiên, sau đó bị phát giác bởi một tiên nữ hầu hạ Vương Mẫu đi lấy đào cho bàn tiệc.
Tiệc bàn đào của Tây Vương Mẫu, một bức tranh nhà Minh thời Trung cổ từ đầu thế kỷ 17 bởi một nghệ sĩ vô danh. Ảnh: Ancient Origins |
Một biểu tượng của sự trường tồn
Ấm và bát trà có hình trái đào. Ảnh: Ancient Origins |
Từ truyền thuyết, đào tiên đã trở thành biểu tượng gắn liền với tuổi thọ cũng như văn hoá Trung Quốc và là một mô tuýp trang trí phổ biến. Hình ảnh trái đào thường được sử dụng để trang trí trên các vật thể, từ bình hoa trang trí đến ly uống, trên bánh sinh nhật.
Hồng Nguyễn (Theo Ancient Origins)