Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đang làm ruộng, lão nông đào trúng kho báu khủng, giá trị lên đến 600 tỷ đồng

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Thoạt nhìn, khúc gỗ hiện ra trước mắt lão nông chẳng khác gì một khúc gỗ mục bình thường. Nhưng khi đào sâu hơn, ông mới ngỡ ngàng nhận ra nó là kho báu.

Một người nông dân ở làng Bibinsan, thị trấn Magway, Myanmar đã có một phát hiện tình cờ khi đang làm ruộng. Trong lúc làm việc, ông phát hiện một khúc gỗ lớn nằm sâu trong đất. Ban đầu, ông nghĩ đây chỉ là một khúc gỗ mục. Tuy nhiên, càng đào sâu, ông càng ngạc nhiên bởi kích thước khổng lồ của nó.

Cây gỗ dài 30m được lão nông tìm thấy. Ảnh: Sohu

Không thể giấu được sự hứng khởi, ông liền quay về làng và chia sẻ với mọi người về "khúc gỗ kỳ lạ" mà mình vừa tìm thấy. Tò mò trước lời kể của ông, nhiều dân làng đã kéo đến hiện trường để xem xét. Sau một ngày dài đào bới, họ cuối cùng đã lộ rõ toàn bộ thân cây với chiều dài khoảng 30,5m và chu vi 6m.

Tuy nhiên, điều khiến mọi người bất ngờ hơn cả là khi kiểm tra kỹ hơn, họ phát hiện rằng đây không phải là một thân cây thông thường. Nó có trọng lượng rất lớn và bề mặt lại giống như được làm từ đá. Không còn nghi ngờ gì nữa, họ quyết định báo cáo sự việc lên chính quyền. Ngay lập tức, cảnh sát địa phương đã đến phong tỏa khu vực và một nhóm chuyên gia được cử đến để kiểm định.

Hóa ra, cái cây khổng lồ mà lão nông tìm được là một loại gỗ hóa ngọc. Theo các chuyên gia cổ sinh vật học, một thân cây hóa ngọc lớn như thế này là rất hiếm. Họ nhận định, cây gỗ hóa ngọc này có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (tương đương hơn 600 tỷ đồng). Với mức giá như vậy, nó có thể coi như một "báu vật" trời ban.

Cây gỗ hóa ngọc có giá trị hơn 600 tỷ đồng. Ảnh: Sohu

Sau đó, các nhà chức trách địa phương đã bàn bạc với các chuyên gia về cách xử lý "kho báu" này. Thân cây hóa ngọc khổng lồ này đã được đưa về trưng bày tại bảo tàng của tỉnh.

Vậy gỗ hóa ngọc là gì? Tại sao nó lại có giá trị như vậy?

Gỗ hóa ngọc hay còn gọi là gỗ hóa thạch, là loại gỗ được hình thành từ rừng cây nguyên sinh dưới tác động của núi lửa gỗ bị chôn vùi dưới nham thạch hàng triệu năm và hóa ngọc. Gỗ hóa ngọc mang những tính chất của ngọc. Gỗ hóa ngọc, theo thang bảng đo độ cứng nó chỉ thấp hơn kim cương một bậc.

Tùy vào những khoáng chất có trong đất cũng như độ sâu bị chôn vùi mà màu sắc cũng như độ lên đá lên ngọc của từng khối gỗ sẽ khác nhau. Màu sắc của thân cây hóa ngọc cũng đa dạng: màu xám, màu nâu là phổ biến nhất ngoài ra còn có màu đỏ, cam vàng, đen và quý hiếm nhất là màu xanh ngọc bích.

Gỗ hóa ngọc, theo thang bảng đo độ cứng nó chỉ thấp hơn kim cương một bậc. Ảnh minh họa

Sở dĩ gỗ hóa ngọc hiếm là bởi chúng chủ yếu đã tồn tại từ thời Triassic và Jurassic, khoảng từ 100 triệu đến 250 triệu năm trước. Để phát hiện một khối gỗ hóa ngọc như vậy rất khó vì nó nằm trong lõi của một khối rất lớn, có khi cả một núi đá bao quanh.

Quá trình hình thành gỗ hóa ngọc cần nhiều thời gian và cũng cần có những điều kiện nhiệt độ thuận lợi mới có thể hình thành. Vì thế, so với các tấm gỗ thông thường, gỗ hóa ngọc có có giá trị kinh tế cao vượt trội. Khi đã hóa ngọc, chúng được xếp vào nhóm đá quý, có giá trị kinh tế cao. Giá bán các thành phẩm từ gỗ hóa ngọc sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực, độ cầu kỳ và tinh xảo.

Hiện gỗ hóa ngọc được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu là tại Indonesia, Australia, Hoa Kỳ, Myanmar, Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Cộng hòa Séc, Đức, Ecuador, Ai Cập, Hy Lạp, Libya... Tại Việt Nam gỗ hóa ngọc được tìm thấy tại các địa danh là Lan Sơn, Tây Nguyên, Phú Yên…

Tin nổi bật