Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đề nghị nên chọn ACV làm sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư hơn 4,6 tỷ USD (khoảng 108.233 tỷ đồng).
Theo báo Thanh Niên, sáng nay (12/11), các đại biểu thảo luận tại hội trường về báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Trước đó, theo báo cáo của Chính phủ, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được Quốc hội thông qua chủ trương năm 2015 bằng Nghị quyết 94. Năm 2017, Quốc hội tiếp tục chấp thuận tại Nghị quyết 38 tách riêng dự án giải phóng mặt bằng giao cho Đồng Nai.
Theo chủ trương, dự án sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn là 336.600 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD).
Theo tờ trình, giai đoạn 1 của dự án sẽ đầu tư 1 đường băng và 1 nhà ga hành khách, cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư theo phương án kiến nghị là 111.689 tỷ đồng (tương đương 4,779 tỷ USD). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác.
|
Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: ACV |
Một nội dung đặc biệt quan trọng là Chính phủ xin Quốc hội cho ý kiến “chỉ định thầu” cho Tổng Công ty Cảng hàng không VN (ACV). Theo đó, ACV sẽ lo các hạng mục thiết yếu của cảng, công trình phụ trợ,… với tổng mức đầu tư hơn 4,6 tỷ USD (khoảng 108.233 tỷ đồng).
Dự án cảng hàng không sân bay Long Thành là dự án có quy mô, tổng nguồn vốn đầu tư rất lớn trong khi ACV là doanh nghiệp Nhà nước chiếm cổ phần chi phối nên về nguyên tắc khi ACV tiến hành các hạng mục đầu tư dự án (từ 1 tỷ đồng) đều phải được tổ chức đấu thầu theo theo đúng quy trình đấu thầu quy định của Luật Đấu thầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cho rằng chỉ ACV có kinh nghiệm, năng lực nhưng cũng không ai khẳng định được khối tư nhân không có năng lực, không thể làm được. Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa có kinh nghiệm, nhưng trên thực tế, khi đầu tư các dự án lại khá chất lượng, hiệu quả, hoàn thành trong thời gian rất ngắn.
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của Chính phủ, giai đoạn 1 của sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư
111.689 tỷ đồng (
4,779 tỷ USD). Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh dài 4.000 m; 1 nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm và các hạng mục phụ trợ.
Chính phủ dự kiến giao VATM xây dựng khu bay, còn ACV xây dựng cảng và các công trình phụ trợ.
Theo báo cáo, tổng số vốn ACV cần huy động là 4,194 tỷ USD , tương đương khoảng 98.014 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu mà ACV đã tích lũy được lượng tiền mặt trước ngày 31/12/2018 là 24.268 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2019-2025, ACV dự kiến tiếp tục tích lũy 12.339 tỷ đồng từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, dự kiến ACV bố trí vốn chủ sở hữu được 36.607 tỷ đồng, tương đương 1,566 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư. Số vốn còn lại ACV phải đi vay khoảng 2,628 tỷ USD.
Kiều Trang (T/h)