Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đặc sắc Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng Lục Ngạn

(DS&PL) -

Phát biểu khai mạc Hội chợ, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, hội chợ là dịp để để người dân và các hợp tác xã ở huyện Lục Ngạn....

Phát biểu khai mạc Hội chợ, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, hội chợ là dịp để để người dân và các hợp tác xã ở huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung giới thiệu tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. 

Sau sự kiện này sẽ có nhiều doanh nghiệp, thương nhân, du khách đến thăm quan, ký kết tiêu thụ cam, bưởi và các sản phẩm nông sản của huyện Lục Ngạn cũng như các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 1/12 năm 2019 với nhiều hoạt động đặc sắc Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng Lục Ngạn đưa tới cho du khách hình ảnh đa chiều hơn của vựa cây ăn quả lớn nhất các tỉnh phía Bắc. Hội chợ gồm chuỗi các hoạt động như tổ chức 80 gian hàng của các nhà vườn, hợp tác xã đến từ 30 xã, thị trấn cùng các doanh nghiệp đã tạo ra không gian kết nối "4 nhà" chặt chẽ và bền vững trong sản xuất và tiêu thụ nông đặc sản của huyện Lục Ngạn; thi chất lượng trái cây đối với cam ngọt, cam lòng vàng, bưởi ngọt, bưởi da xanh; Tổ chức các hoạt động phối hợp, xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam, bưởi Lục Ngạn tại Thủ đô Hà Nội, các hoạt động xúc tiến du lịch vùng trồng cây ăn quả tại Lục Ngạn…Ngoài ra huyện còn tổ chức trải nghiệm tham quan việc sản xuất cây ăn quả và các sản phẩm đặc trưng tại các nhà vườn.

Hiện toàn huyện Lục Ngạn có trên 27.000 ha cây ăn quả các loại, trong đó: vải thiểu 15.290 ha, sản lượng bình quân 100.000 tấn/năm; cây có múi 6.740 ha (trong đó cam trên 4.200 ha; bưởi trên 2.300 ha), sản lượng năm 2019 ước đạt khoảng 60.000 tấn. Ngoài ra, Lục Ngạn còn có một số cây ăn quả khác chất lượng, sản lượng và giá trị kinh tế cao như: Nhãn, ổi, táo... ước tổng thu nhập từ cây ăn quả năm 2019 của huyện Lục Ngạn đạt hơn 4,3 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 70% tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, góp phần nâng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt bình quân 136 triệu đồng/ha.

Bên cạnh việc phát triển cây ăn quả, Lục Ngạn còn có một số sản phẩm truyền thống, đặc trưng đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, tiêu biểu như: Mỳ gạo Chũ  được đăng ký nhẵn hiệu tập thể, được cục sở hữu trí tuệ cấp Giây chứng nhận độc quyền số 168448 với sản lượng bình quân hàng năm khoảng 20.000 tấn có giá trị xuất khẩu khoảng 400 tỷ đồng/ năm; Rượu truyền thống với sản lượng 700.000 lít/ năm; Sản lượng 20.000 tấn/năm mật ong; giấm Kim Ngân sản xuất từ vải thiều, sản lượng 40.000 lít/ năm; Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm đặc sản tiềm năng khác như gạo Bao thai Lục Ngạn, gạo nếp Phì Điền… 

Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng Lục Ngạn góp phần quảng bá, giới thiệu vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao được trồng theo quy trình VietGAP, an toàn sinh học, đủ sức cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế, thương hiệu của thị trường trong và ngoài nước. Hội chợ còn góp phần quảng bá, phát triển du lịch sinh thái cùng các sản phẩm du lịch -  điểm đến trong hành trình du lịch khám phá vựa cây ăn quả lớn nhất các tỉnh phía Bắc đến với đông đảo người tiêu dùng và du khách trong và ngoài nước; Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm chủ lực Lục Ngạn theo hướng bền vững để khai thác mọi tiềm năng thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân Lục Ngạn.

Hà Anh

Tin nổi bật