Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cứu sống thành công bệnh nhân ngừng tuần hoàn 20 phút bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt

(DS&PL) -

Bệnh viện Đà Nẵng đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để cứu sống thành công bệnh nhân ngừng tuần hoàn hơn 20 phút do đuối nước.

Bệnh viện Đà Nẵng đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để cứu sống thành công bệnh nhân ngừng tuần hoàn hơn 20 phút do đuối nước.

Bệnh nhân hạnh phúc khi được cứu sống. Ảnh: Văn Hóa

Báo Văn Hóa điện tử đưa tin, bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống thành công bệnh nhân ngừng tuần hoàn hơn 20 phút do đuối nước nhờ kích hoạt quy trình "báo động đỏ" và áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt.

Trước đó, khoa Hồi sức chống độc - Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận du khách Phạm Mạnh Q. (28 tuổi, trú tại Hà Nội) trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp cấp, toàn thân tím tái, khí máu toan hóa rất nặng. Anh Q. đến Đà Nẵng du lịch, trong lúc tắm biển thì bị dòng nước xoáy nhấn chìm hơn 3 phút. Những người có mặt tại hiện trường tiến hành cấp cứu ngưng tuần hoàn 15 phút và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Báo Bảo vệ Pháp luật dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Hà Sơn Bình - Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, thời điểm tiếp nhận bệnh nhân Q, khoa đang điều trị 14 bệnh nhân ngộ độc thức ăn chay tại Hòa Vang, nhiều người trong số này diễn tiến nặng nên phải thở máy, lọc máu… Ngoài ra, các bác sĩ còn đang tiến hành can thiệp 3 ca ECMO (tim phổi nhân tạo) cho 3 bệnh nhân nguy kịch khác.

Trước tình trạng khẩn cấp, khoa Hồi sức chống độc kích hoạt quy trình "báo động đỏ". Các bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt, tiến hành hạ nhiệt độ bệnh nhân xuống 33 độ C trong 24 giờ đầu nhằm bảo vệ não. Sau đó, sẽ nâng dần nhiệt độ cho tới khi nhiệt độ cơ thể về mức bình thường.

Kỹ thuật hạ thân nhiệt giống như cho bệnh nhân “ngủ đông” nhằm giảm quá trình chuyển hóa của não, giảm tình trạng tổn thương não, cung cấp oxy tốt hơn, từ đó bảo vệ và cải thiện chức năng thần kinh trung ương, chức năng não bộ ở những bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn.

Theo thông tin từ báo Đời sống Việt Nam, hôm 18/5, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng đã cứu sống cụ ông 86 tuổi nhồi máu cơ tim, ngưng thở 30 phút bằng phương pháp tương tự.

Ông Võ Văn N., 86 tuổi, TP Cần Thơ đột ngột cảm thấy khó thở, mệt nhiều, nặng ngực đến khám tại bệnh viện tuyến dưới, sau đó khoảng 4 giờ chuyển tiếp đến bệnh viện khác 30 phút, đột ngột gồng người ngừng tim, ngừng thở, tím tái ...

Các bác sĩ khoa cấp cứu tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện, đặt nội khí quản, bóp bóng hỗ trợ, sử dụng Adrenalin tĩnh mạch... Sau 30 phút cấp cứu bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ lúc 13h45 ngày 18/5/2020 với chẩn đoán: Nhồi máu cơ tim cấp thành dưới, giờ thứ 4, biến chứng ngừng tim do rối loạn nhịp (rung thất).

Bệnh nhân có chỉ định chụp, can thiệp mạch vành cấp cứu và được chuyển thẳng đến phòng can thiệp. Do có thông tin từ tuyến trước nên khoa tim mạch can thiệp đã khởi động ê kíp cũng như hệ thống máy, tiến hành dùng bóng nong động mạch vành phải và đặt một stent phủ thuốc. Thời gian tái thông mạch vành là 20 phút.

Sau can thiệp tái thông, huyết động bệnh nhân cải thiện rõ, sinh tồn ổn định và được đưa về Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để theo dõi và hồi sức nội khoa. Đến hôm nay, bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật