Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Củ cải đường nhiều tinh bột liệu có "an toàn" cho người mắc tiểu đường?

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Củ cải đường là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và chứa nhiều dưỡng chất, tuy nhiên nếu bệnh nhân tiểu đường muốn sử dụng vẫn nên cân nhắc.

Theo thông tin từ website Bệnh viện đa khoa Vinmec, thành phần dinh dưỡng của củ cải đường trong 100 gam bao gồm: 1.4 gam protid, 3.7 gam glucid, 1.5 gam xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0.06 mg vitamin B1,...

Theo y học cổ truyền, củ cải đường có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình có tác dụng tốt cho sức khỏe. Củ cải còn được sử dụng làm thuốc ở dạng khô.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, câu hỏi liệu củ cải đường có an toàn với người bệnh tiểu đường hay không vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Liên quan đến vấn đề này, báo VOV đưa thông tin như sau, củ cải đường rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm folate, kali và vitamin C, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch tổng thể. Hàm lượng nitrat cao giúp giảm huyết áp và tăng cường chức năng tim mạch. Các chất chống oxy hóa trong củ cải đường góp phần chống viêm, tăng cường sức khỏe tế bào.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong thực phẩm này còn giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và kiểm soát cân nặng. Chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh rằng, củ cải đường thường được coi là thực phẩm an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường ăn với mức độ vừa phải. Đồng thời khi ăn, cần cân nhắc những vấn đề sau:

Ảnh minh họa.

Hàm lượng carbohydrate

Củ cải đường có chứa carbohydrate, bao gồm cả đường tự nhiên. Mặc dù chúng có chỉ số đường huyết vừa phải nhưng tổng hàm lượng carbohydrate có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý đến khẩu phần ăn.

Chất xơ ăn kiêng

Củ cải đường là một nguồn chất xơ tốt, có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn củ cải đường như một phần của bữa ăn cân bằng.

Ảnh minh họa.

Theo dõi lượng đường trong máu

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều cần thiết là phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, đặc biệt là khi đưa thực phẩm mới vào chế độ ăn uống của mình. Điều này giúp bạn hiểu cách cơ thể phản ứng với các loại thực phẩm khác nhau, bao gồm cả củ cải đường.

​Cách chế biến

Cách bạn chế biến củ cải đường có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Theo đó, với bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn củ cải đường hấp, luộc đơn thuần tránh ăn kết hợp với các gia vị khác để tránh lượng đường bổ sung.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật