Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại mới của Tổng thống Putin

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Ngày 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đã ký sắc lệnh ban hành chính sách đối ngoại mới trong bối cảnh cục diện thế giới thay đổi.

Chính sách đối ngoại dài 42 trang được Nga công bố sau khi hàng loạt diễn biến mới xảy ra xung quanh tình hình Nga – Ukraine và được coi là tài liệu chiến lược quan trọng vạch ra những nguyên tắc, mục tiêu và ưu tiên trong chính sách ngoại giao quốc tế của nước này.

Tổng thống Putin giải thích, học thuyết chính sách đối ngoại của Nga phải được cập nhật do yêu cầu cấp thiết từ những thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh quốc tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: US News

Hoà bình và bình đẳng cho tất cả các quốc gia

Một trong các ưu tiên trong chính sách mới của Nga là thiết lập một trật tự thế giới công bằng và bền vững dựa trên hàng loạt nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có tôn trọng chủ quyền, quyền của mỗi nước tự lựa chọn hình thức phát triển, chế độ kinh tế, chính trị, xã hội.

Theo đó, Nga ưu tiên tăng cường vai trò quốc tế và năng lực của các hiệp hội mà nước này đóng vai trò dẫn dắt như BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU), Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Theo chính sách mới được công bố, Nga đang tìm cách xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế dựa trên  đảm bảo an ninh và cơ hội bình đẳng cho tất cả các quốc gia bất kể quy mô, vị trí địa lý hay sức mạnh quân sự.

Moscow nhấn mạnh nên bác bỏ bá quyền trong quan hệ quốc tế, tránh can thiệp nào vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác và kêu gọi hợp tác rộng rãi để vô hiệu hóa nỗ lực thống trị quân sự toàn cầu của mọi quốc gia và tổ chức.

Tăng cường hợp tác với Ấn Độ và Trung Quốc

Nga tin rằng sự hợp tác sâu sắc với các trung tâm quyền lực mới của thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có tầm quan trọng đáng kể với chính sách đối ngoại của nước này.

Theo đó, Moscow xác định ưu tiên hợp tác toàn diện, trên mọi cấp, mọi lĩnh vực, mọi khu vực trên giới với Bắc Kinh, nhằm đạt được an ninh, ổn định và sự phát triển bền vững.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Putin cũng muốn tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với Ấn Độ, đặc biệt là lĩnh vực thương mại song phương, đầu tư và công nghệ nhằm chống lại các quốc gia và liên minh không thân thiện.

Chính sách mới này cũng đề cập tới ưu tiên trong tăng cường quan hệ với các đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latin, Caribe và châu Phi. Nga dường như đang nỗ lực biến Á - Âu thành lục địa hòa bình, ổn định, tin cậy và thịnh vượng.

Ngoại giao với Mỹ và EU

Chính sách đối ngoại mới coi Mỹ, Anh, Canada, Australia và EU là đối thủ chính do những đối đầu gắt gắt quanh tình hình chiến sự ở Ukraine. Chính quyền ông Putin cho rằng các nước này theo đuổi chính sách thù địch chống Nga nhằm tạo ra những đe dọa tới an ninh và chủ quyền của này.

Mặc dù vậy, Moscow vẫn thừa nhận sự cần thiết phải khôi phục quan hệ với châu Âu bởi khoảng cách địa lý gần gũi, các mối quan hệ sâu sắc về văn hóa và kinh tế.

"Nga ưu tiên thành lập mô hình cùng chung sống mới với các nước châu Âu để bảo đảm sự phát triển của Nga và các đồng minh, cũng như hòa bình lâu dài tại châu Âu, có tính tới vai trò tiềm năng của các cơ chế đa phương, bao gồm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu", tài liệu của Nga viết.

Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Nga cũng nhận định nên duy trì cân bằng lợi ích chiến lược cùng chung sống hòa bình với Mỹ. Tuy nhiên chính sách cũng chỉ ra triển vọng xây dựng mô hình quan hệ Mỹ - Nga như vậy phụ thuộc vào việc Mỹ có sẵn sàng từ bỏ chính sách bá quyền và thay đổi đường lối chống Nga hay không.

Cuối cùng, Moscow bày tỏ mong muốn các cường quốc phương Tây nhận ra sự vô ích của các chính sách đối đầu và tham vọng bá quyền, trở lại hợp tác thực chất với Nga dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Phương Uyên (T/h)

Tin nổi bật