Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Có được đeo tai nghe khi đang lái xe?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Theo quy định, người lái xe máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, ngoại trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển xe.

Khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định, người lái xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi dưới đây:

- Đi xe dàn hàng ngang.

- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.

- Dùng ô, thiết bị âm thanh, ngoại trừ thiết bị trợ thính;

- Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy 2 bánh; đi xe bằng 2 bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy 3 bánh.

- Dùng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc là ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định.

- Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc là bịt mắt điều khiển xe; dùng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Người lái xe máy không được dùng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển xe. Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ Online

Theo quy định nêu trên, người lái xe máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển xe. Mức phạt đối với lỗi đeo tai nghe khi điều khiển xe máy được quy định rõ tại điểm đ khoản 4, điểm b khoản 10 và điểm b, điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Cụ thể, phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (ngoại trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc là các thiết bị điện tử khác.

Phạt tiền từ 10.000.000 - 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9.

Bên cạnh việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện các hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe, cụ thể như sau:

- Thực hiện hành vi quy định ở điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm.

- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Như vậy, việc đeo tai nghe khi điều khiển xe máy (không gây tai nạn giao thông) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng và trừ điểm giấy phép lái xe 4 điểm. Trong khi đó, việc đeo tai nghe khi lái xe máy mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 14.000.000 đồng và trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Tin nổi bật