Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện về người lính "dìm" mố cầu tránh bom đạn

  • Thục Hiền
(DS&PL) -

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những đồng chí, đồng đội cùng thời vẫn mãi nhắc tên ông Đạt “cầu” - Đội trưởng Đội cầu chủ lực thuộc Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh với tinh thần chiến đấu quả cảm và sáng kiến “dìm” mố cầu tránh bom đạn Mỹ

Ông Nguyễn Văn Đạt – Bí danh là Trung Thành, SN 1934, trú tại xã Xuân Hòa, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh. Năm 1950, ông thoát ly gia đình, tham gia xây dựng các công trình giao thông và theo học Trung cấp Cầu đường bộ.

Suốt những năm tháng ấy, anh công nhân giao thông Nguyễn Văn Đạt không ngừng trau dồi, học hỏi chuyên môn cầu đường, tham gia hầu hết các công trình quan trọng phục vụ cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Thậm chí, có một thời gian dài Nguyễn Văn Đạt đã tham gia công trường xây dựng trên đất bạn Lào theo sự điều động của Bộ Giao thông vận tải.

Năm 1965, địch leo thang bắn phá miền Bắc. Hà Tĩnh trở thành “túi bom”, từng đoàn quạ sắt của Mỹ liên tục quần thảo, dội bom hòng phá nát cầu, đường, ngăn chặn “hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam”.

Năm 1967, ông Nguyễn Văn Đạt được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba

“Thông cầu, thông đường, thông tuyến”, đảm bảo giao thông thông suốt trên “cung đường đạn lửa” này là mệnh lệnh, là ý chí cách mạng của toàn quân, toàn dân. Và, nhiệm vụ nặng nề này được giao cho những người ưu tú nhất. Năm 1965, Nguyễn Văn Đạt được điều về làm Đội trưởng Đội cầu chủ lực thuộc Ty Giao thông Hà Tĩnh.

“Đường” thì có nhiều “lối” nhưng “cầu” thường đơn độc. Vì thế, các điểm cầu được coi là điểm xung yếu nhất, thường xuyên bị máy bay địch đánh bom gây tổn thất nặng nề. Địch phá, ta làm lại. Trong những thời điểm khốc liệt nhất, nhịp cầu nối đôi bờ sông được xây bằng máu xương của người lính, người thợ. Và cũng chính trong những hoàn cảnh ấy, phẩm chất, bản lĩnh, ý chí của người lính – thợ tỏa sáng rạng ngời.

Sau mỗi trận bom tàn phá, cầu sập, các anh lại bắt tay vào dựng cây cầu mới. Bất kể nắng, mưa, đêm tối, cứ sau mỗi trận bom là Đội cầu chủ lực lại có mặt để đảm bảo giao thông thông suốt. Nhiều lúc đang làm, máy bay Mỹ bất ngờ ập đến. Giữa đôi bờ sông trống trải, không kịp ẩn mình, các công nhân Đội cầu lại oằn mình hứng đạn bom.

Là một người Đội trưởng, người anh cả của đơn vị, Nguyễn Văn Đạt thường xuyên có mặt tại những điểm xung yếu nhất. “Nga, Cúc, Trúc, Nghèn” không nơi nào thiếu vắng bóng anh. Không ít đồng đội, anh em công nhân đã hy sinh. Và, chính người Đội trưởng Đội cầu cũng đã nhiều lần bị “bom vùi, đạn phủ”.

Trong chiến tranh, những người con quả cảm đều sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng, ai cũng có bổn mạng của mình và hình như, Nguyễn Văn Đạt phải sống để chiến đấu, để dẫn dắt Đội cầu gan góc chống lại kẻ thù.

Để ngăn ngừa những trận bom của kẻ địch, Nguyễn Văn Đạt đã vắt óc suy nghĩ, tìm ra nhiều phương ắn bắc cầu, giấu cầu hữu hiệu. Do máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, gần như toàn bộ hệ thống cầu trên địa bàn Hà Tĩnh phải làm bằng cầu phao. Cầu phao dễ di dời, dễ liên kết nên có thể kéo khỏi địa điểm bắc qua sông để tránh bị ném bom.

Nhận ra điều đó, không quân Mỹ chuyển “đích ngắm”, tập trung thả bom xuống 2 mố cầu. Liên tiếp tổn thất, gặp nhiều khó khăn khi phải làm lại mố cầu khiến Nguyễn Văn Đạt nhiều đêm trăn trở. Mọi phương án, mọi giải pháp đều được ông “vẽ” ra và cuối cùng, tia sáng được thắp lên.

“Ngụy trang” bằng đường ray nằm dưới mặt nước như , hàng chục tấn mố cầu đã được hạ xuống, ẩn mình trong lòng sông. Khi sử dụng, hệ thống tời sẽ cẩu mố cầu lên, dùng 2 thanh đà cắm vào bờ sông, vậy là có trụ để bắc cầu phao. Bằng phương pháp này, tổn thất về nhân, vật lực được hạn chế đến mức tối đa. Đó là chưa nói, địch hoàn toàn bất ngờ, bị động vì không biết “làm sao Bộ đội có thể qua sông được”.

XEM THÊM: Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Anh hùng Nguyễn Xuân Lứ bác chia sẻ: “Tuyến đường 15 là tuyến đường huyết mạch để vận chuyển, tiếp tế lương thực, vũ khí cho chiến trường Miền Nam, vì vậy, giặc đã tập trung hỏa lực để ngăn chặn, đánh phá bằng được tuyến đường huyết mạch này. Vị trí trọng điểm mà giặc tập trung nhiều hỏa lực nhất chính là các cây cầu dọc tuyến đường này, chỉ cần phá được cầu thì toàn bộ huyết mạch bị đứt”. “Tôi còn nhớ như in anh Đạt “râu”, một con người xông xáo, dũng cảm, thông minh và cực kỳ sáng tạo, anh luôn luôn tìm ra các giải pháp tối ưu trong việc đảm bảo giao thông trên tuyến đường huyết mạch này được thông suốt, và trong những năm chiến tranh, hầu như năm nào anh Đạt cũng được đơn vị cử đi báo cáo tại Đại hội điển hình tiên tiến”.

Lịch sử chiến tranh đã qua, nhưng những cống hiến và hy sinh cho nền độc lập dân tộc vẫn còn mãi. Trong thời gian giữ cương vị Đội trưởng Đội cầu chủ lực, Nguyễn Văn Đạt đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều Bằng khen của Bộ Giao thông vận tải và Bằng lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn (nay là Tổng Liên đoàn Lao động).

P.V.

Tin nổi bật