Ai cũng đều lấy làm ngạc nhiên về sở thích kỳ lạ của Jan Schünemann khi uống 'loại nước không ai ngờ tới'.
Jan Schünemann là một huấn luyện viên thể thao và sinh viên đến từ thành phố Hamburg, Đức. Chàng trai 26 tuổi khiến nhiều người sửng sốt khi thừa nhận mình thường xuyên uống nước tiểu của bản thân, thậm chí dùng để thoa lên da và nhỏ vào mắt.
Chia sẻ về sở thích có phần kỳ dị này, Jan cho biết việc uống nước tiểu giúp anh tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chàng trai 26 tuổi khiến nhiều người sửng sốt khi thừa nhận mình thường xuyên uống nước tiểu của bản thân. |
Từ khi còn niên thiếu, Jan đã dốc lòng nghiên cứu các biện pháp giúp con người tăng cường sức khỏe. Năm 14 tuổi, anh bắt đầu tập kickboxing, tiếp đến theo học môn võ cổ xưa Kalaripayattu (hay còn gọi là Kalari), bộ môn khuyến khích phát triển kỷ luật, sức mạnh tinh thần và thể chất, tính kiên nhẫn và ôn hòa.
Năm 2017, trong lúc làm môn sinh của Kalari, Jan tình cờ biết đến liệu pháp chữa bệnh bằng nước tiểu (Shivambu Kalpa). Liệu pháp này hoạt động dựa trên quan niệm cơ thể người là một cấu trúc có thể tự duy trì, việc sử dụng nước tiểu sẽ giúp cơ thể tự khỏi bệnh.
Jan cho biết từ ngày thực hiện liệu pháp trên, anh cảm thấy mình khỏe khoắn chưa từng thấy, sức sống dồi dào, không bao giờ bị bệnh. |
Lý thuyết về phương pháp uống nước tiểu như mở ra một biện pháp mới trước mắt Jan. Từ đó đến nay, anh kiên trì uống từ 1,7 - 3,9 lít nước tiểu của bản thân mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe, tăng cường thể lực, đầu óc minh mẫn.
Ngoài ra, anh còn dùng nước tiểu để nhỏ vào mắt, mũi, tai và xoa lên da. Jan cho biết từ ngày thực hiện liệu pháp trên, anh cảm thấy mình khỏe khoắn chưa từng thấy, sức sống dồi dào, không bao giờ bị bệnh. Mỗi đêm, anh chỉ cần ngủ 4 tiếng là đã có đủ năng lượng để hoạt động suốt một ngày dài. Nước tiểu cũng hỗ trợ Jan vượt qua chứng trầm cảm.
"Lời khuyên cho người mới làm quen là đừng do dự hoặc đắn đo quá nhiều. Người khác nói gì, nghĩ gì không quan trọng, bởi điều bạn cần chú ý là trải nghiệm của bản thân mình", anh chia sẻ câu chuyện của bản thân trên Instagram và YouTube.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ý tưởng này của Jan là điên rồ và không khuyến khích mọi người bắt chước theo. Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu chính thức nào về "phương pháp" này.
Bích Thảo (T/h)