"Giãn cách" dường như đã trở thành một "cảnh quan" độc đáo dưới thời kỳ đại dịch COVID-19 và nó dần trở thành thói quen hằng ngày.
|
Nụ hôn qua lớp nilon của ông Pascual Pérez và vợ Agustina Cañamero, là một trong những hình ảnh tiêu biểu của nhân loại trong thời kỳ dịch bệnh. Ảnh: AP |
Khi tiếng chuông năm mới 2020 vang lên, không ai có thể ngờ được rằng đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 sẽ u ám đến thế: cháy rừng, lũ lụt, sự ra đi của huyền thoại bóng rổ Kobe và "Cậu bé vàng" Maradona... và đặc biệt là đại dịch COVID-19.
Thậm chí, tạp chí Time đã đặt dấu gạch đỏ cho năm 2020 trên trang bìa, hay từ điển Oxford gọi năm 2020 là "một năm không nói nên lời".
Khi virus SARS-CoV-2 gâu nên đại dịch COVID-19 ập tới, các quốc gia phải thực hiện phong tỏa khu vực để đối phó với dịch bệnh và tập trung vào biện pháp giãn cách xã hội. Các khu phố vốn nhộn nhịp nay trở nên trống trải, người thân phải ôm hôn nhau qua tấm ni lông...
Một trật tự xã hội mới đang được hình thành giữa nhân loại. "Giãn cách" dường như đã trở thành một "cảnh quan" độc đáo dưới thời kỳ đại dịch COVID-19 và nó dần trở thành thói quen hàng ngày.
|
Một buổi tuần tra "nhàn hạ" của cảnh sát Pháp gần tháp Eiffel ở Paris ngày 17/3. Cùng ngày, Pháp đã thực hiện lệnh phong tỏa trên toàn quốc nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ảnh: The Paper |
|
Ngày 18/3, hình ảnh thông thoáng lạ thường ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ, nơi trước đó giao thông luôn di chuyển với mật độ dầy đặc vào các ngày trong tuần. Ảnh: The Paper |
|
Ngày 6/4, tại Innsbruck, Áo, linh mục Johannes Lechner đang xông hương trên ảnh đại diện của các thành viên trong giáo xứ không thể có mặt tại thánh đường hôm đó do bị phong tỏa phòng chống dịch. Lechner đã nhận được hơn 1.000 bức ảnh, đặt chúng trên các băng ghế của nhà thờ và ghi lại hình ảnh làm lễ dưới dạng video, sau đó tải lên Internet gửi đến những con chiên. Ảnh: The Paper
|
|
Một người đàn ông đứng trong khu chợ vắng tanh ở ga Grand Central, New York, Mỹ, ngày 10/4. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số người chết trên toàn cầu do COVID-19 mới lên tới 100.000 người vào thời điểm đó và nhiều chuyên gia khi đó cho rằng số người chết thực tế có thể còn cao hơn. Ảnh: The Paper
|
|
Ngày 3/4 tại Barcelona, Tây Ban Nha, một người mua sắm đang thực hiện giãn cách xã hội trong lúc xếp hàng để vào một siêu thị của công ty Lidl. Giống như hầu hết các biện pháp ứng phó với đại dịch của các quốc gia khác, Tây Ban Nha đã áp dụng các biện pháp và hướng dẫn "cách xa xã hội" để làm giảm tỷ lệ lây nhiễm. Tính đến đầu tháng 4/2020, Tây Ban Nha đã báo cáo gần 150.000 trường hợp được xác nhận mắc viêm phổi mạch vành mới và hơn 14.000 trường hợp tử vong. Ảnh: The Paper |
|
Ngày 18/6 tại London, Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và Tổng thống Pháp Macron giữ khoảng cách khi gặp nhau. Ảnh: The Paper |
|
Vào ngày 5/10, vợ của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden, đã nhắc nhở ông giãn cách xã hội trong lúc trả lời truyền thông. Ảnh: The Paper |
|
Ngày 16/10 tại thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ, Dana Clark bế con trai 18 tháng tuổi đi dạo. Clark cho biết, vì con trai cô không có khẩu trang nên cô đã làm chiếc vỏ bảo vệ này. Ảnh: The Paper |
|
Ngày 2/11 tại nhà hàng Rockwater Igloo Village ở khu Hove, Vương quốc Anh, đã thiết lập một khu vực ăn uống ngoài trời độc đáo, nơi thực khách được dùng bữa trong những "chiếc lều bong bóng". Ảnh: The Paper |
|
Ngày 20/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo buộc phải phong tỏa nghiêm ngặt toàn bộ Thủ đô London ngay trước lễ Giáng sinh, do phát hiện biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao hơn 70%. Trước đó, ông Johnson từng tuyên bố hủy lễ Giáng sinh là "vô nhân đạo". Ảnh: Reuters |
Hoa Vũ (Theo The Paper)