Tại Trung Quốc, vô số cổ vật giá trị vẫn còn tồn tại đến ngày nay, và một ví dụ điển hình là chiếc bát tưởng chừng như bỏ đi vì bị nứt vỡ.
Chiếc bát này xuất hiện tại Norfolk, Anh, và được xác định là một cổ vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, có niên đại vào khoảng thế kỷ XII-XIII, thời nhà Tống. Tại nhà đấu giá Keys, nhiều cổ vật từ thời nhà Tống được mang ra đấu giá, nhưng chiếc bát cổ bị nứt vỡ này lại thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chiếc bát nứt, cũ kỹ có giá gần 4 tỷ đồng.
Ban đầu, nhiều người cho rằng chiếc bát này không còn giá trị. Tuy nhiên, giá trị thực của nó đã khiến tất cả những người tham gia phiên đấu giá phải kinh ngạc. Món đồ cũ này đã trải qua 237 lượt trả giá trước khi đạt được mức giá cuối cùng. Ước tính ban đầu cho cổ vật này chỉ là 600 bảng Anh (hơn 19 triệu đồng), nhưng cuối cùng, nó đã được bán với giá 200.000 bảng Anh (tương đương gần 4 tỷ đồng). Người ta cho rằng món đồ này từng được sử dụng làm bát đựng cọ vẽ thư pháp trong quá khứ.
Nhiều nhà sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia vào cuộc đấu giá chiếc bát cũ nứt này, nhưng cuối cùng, nó đã thuộc về một nhà sưu tập giàu có người Ý. Chuyên gia về gốm sứ David Broom tin rằng giá trị cao của món đồ cổ này nằm ở lớp men đặc trưng của thời nhà Tống. Do đó, ông không mấy ngạc nhiên khi chiếc bát được bán với giá cao gấp 20 lần so với mức giá dự kiến ban đầu.
Chiếc bát thời Càn Long cũng được bán đấu giá với mức giá lên đến 25 triệu đô la Mỹ (tương đương 634 tỷ đồng).
Mặc dù các nhà sưu tầm cổ vật đều nhận thấy vết nứt lớn ở đáy bát, nhưng điều này không làm họ từ bỏ ý định sở hữu nó. Nhiều người giàu có sẵn sàng chi trả số tiền lớn để đưa ra những mức giá cạnh tranh cao ngất ngưởng trong phiên đấu giá.
Những chiếc bát cổ từ các triều đại Trung Quốc luôn có giá trị rất lớn trong thời hiện đại. Bên cạnh chiếc bát cũ nứt đã nói ở trên, một chiếc bát cổ khác từ thời Càn Long cũng được bán đấu giá với mức giá lên đến 25 triệu đô la Mỹ (tương đương 634 tỷ đồng). Điểm nổi bật của cổ vật này nằm ở những nét vẽ vô cùng tinh xảo và đậm chất nghệ thuật. Họa tiết hoa hạnh, cây liễu và chim én được khắc họa trên bát mang ý nghĩa về một mùa xuân ấm áp, tươi đẹp, nơi vạn vật sinh sôi và tìm thấy bạn đời. Ở mặt còn lại của chiếc bát, hai câu thơ "Ngọc tiễn xuyên hoa quá, nghê thường đới nguyệt quy" (có thể hiểu là "Mũi tên ngọc xuyên qua hoa, xiêm y rực rỡ dưới ánh trăng trở về") được khắc một cách tinh tế và điêu luyện, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực.
Tác phẩm này khiến hậu thế phải trầm trồ vì rất lâu về trước nghệ thuật vẽ trên các vật dụng đã được áp dụng 1 cách chuyên nghiệp, có ý nghĩa to lớn tới tận ngày nay.