Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chi tiết các thủ thục, điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp

(DS&PL) -

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTDV việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp người lao động đảm bảo phần nào đời sống của bản thân và gia đình sau khi thất nghiệp, góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo quy định tại điều 46 Luật Việc làm 2013, để nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần thực hiện theo trình tự sau:

Chuẩn bị hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp: Căn cứ điều 16 Nghị định số 28 năm 2015 của Chính phủ, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu ); Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Sổ BHXH.

Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm: Trong vòng 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn nhận trợ cấp.

Để nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần làm gì? - Hình minh họa

Xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động.

Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp: Trường hợp được nhận trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 2, điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ BHYT.

Hàng tháng, cơ quan BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng: Sau khi nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu, những tháng sau đó, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đóng BHXH bao lâu thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.

Tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định: Người lao động đang đóng BHTN là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức BHXH xác nhận.

Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

Cự Giải (T/h) 

Tin nổi bật