Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cây cảnh làm đẹp: Cẩn thận rước "tử thần" vào nhà

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Rất nhiều loại cây cảnh chứa nhiều độc tố có thể gây nguy hiểm cho con người, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ...

(ĐSPL) - Rất nhiều loại cây cảnh chứa nhiều độc tố có thể gây nguy hiểm cho con người, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ...

Tin tức trên báo An ninh Thủ đô, mới đây, 3 cháu bé Đ.N.C.A. (10 tuổi), N.T.C.L. (7 tuổi), N.B.K. (38 tháng tuổi), nhà ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã phải vào bệnh viện khám vì các triệu chứng nôn ra máu, đau rát cổ họng, sưng phù môi… Theo người nhà kể lại thì các bé vừa ăn cây kim phát tài xong thì xuất hiện những triệu chứng trên. Bác sĩ cho biết các bé bị ngộ độc chất độc của cây kim phát tài, may là mức độ nguy hiểm không cao.

Phần lớn cây cảnh được chọn chỉ vì đẹp, không mấy ai biết bên trong hình thức “long lanh” đó lại chứa rất nhiều chất độc. Nhất là khi cây đó được trồng, chơi trong nhà, nguy cơ gây nhiễm độc rất cao, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tại một số con phố chuyên bán cây cảnh tại Hà Nội có khá nhiều cây cảnh chứa độc được bày bán và người mua vẫn vô tư rinh về nhà, báo Gia đình & Xã hội đưa tin.

Cây kim phát tài còn gọi là cây kim tiền, là loại cây cảnh thường được trồng trong nhà.  Trong cuống và lá của cây kim phát tài chứa nhiều tinh thể canxi oxalat có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt.

Có vẻ am tường về cây cảnh, ông Tạ Quang đang loay hoay chọn một số loại cây tre, trúc về trồng ngoài vườn cho biết: “Cây cảnh có nhiều loại lá mềm nhìn rất đẹp, bắt mắt, dễ trồng nhưng lại không lành. Trước đây, tôi không biết cứ vô tư rinh cây độc về trồng trong nhà vì lúc chọn chỉ có một tiêu chí là đẹp. Đến khi dọn vườn, cắt tỉa bớt cây, tay bị lá dính, mắt bị bụi, tôi đưa tay dụi thì mắt bắt đầu ngứa, rát, cảm giác bỏng hết cả mắt. Tôi chạy vào nhà lấy một chậu nước lọc nhỏ nhúng mắt vào nhưng vẫn không hết rát mà còn tăng độ khó chịu”.

“Đi khám tôi kể tường tận chuyện dọn cây vạn niên thanh trong vườn cho bác sĩ nghe. Vị bác sĩ đó cho biết may mà tôi đến phòng khám kịp thời, không hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn. Cây vạn niên thanh thuộc họ ráy khá độc, không nên trồng. Nếu đã trót trồng phải hết sức cẩn thận khi chăm sóc hoặc chẳng may chạm phải. Vì chỉ cần bị dính nhựa sẽ gây ngứa, nhất là dính vào mắt rất khó chịu, cảm giác rát cháy, ăn phải thì bị tê môi, ngứa họng… Trẻ em ăn phải lá hoặc hoa của nó rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy, bây giờ đi chọn cây cảnh mang về nhà trồng tôi rất thận trọng”, ông Quang chia sẻ.

Lương y Lê Thị Bích, ngõ 329 Cầu Giấy cho biết: “Đợt giáp Tết Ất Mùi tôi và ông xã cùng nhau lên phố Hoàng Hoa Thám mua thêm ít cây cảnh về trang trí nhà đón Tết. Đến đó, tôi giật mình vì thấy có khá nhiều cây chứa chất độc được người bán hàng tư vấn cho khách mua để trong nhà”.

 Cây vạn niên thanh thuộc họ ráy khá độc, không nên trồng.

Theo Lương y Lê Thị Bích, những cây cảnh độc gồm: Cây thông thiên, họ trúc đào có hoa vàng đẹp mắt nhưng thân cây nhiều mủ trắng chứa độc tố thevetin, neriin, glucozid… có thể gây tử vong ở người. Những chất độc này có cả ở hoa, lá, quả và hạt; Cây ba đậu có chứa nhựa là chất gây phồng rộp rất mạnh, nhựa cây này dính lên da có thể làm bỏng và phồng rộp. Chẳng may ăn phải 2 giọt nhựa cây ba đậu có thể gây viêm ruột, ngộ độc: Nôn mửa, đi ngoài nhiều, toát mồ hôi và có thể dẫn đến tử vong, 10-20 giọt đủ giết một con trâu lớn.

Cây mã tiền, có quả chứa độc dược cực mạnh. Nhất là trong hạt của chúng chứa nhiều chất độc alcaloid ăn phải sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Điều đáng nói là quả của loại cây này khá đẹp mắt, thường hấp dẫn trẻ nhỏ nếu được trồng trong nhà, sân, vườn. Trẻ thường hái quả cho vào miệng và dính độc tố; Cây ngô đồng chứa độc toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải…

Bà Bích còn chỉ ra hàng loạt những loại cây chứa chất độc như cây Thiên điểu có hạt chứa chất gây ngộ độc đường ruột gây tiêu chảy, chóng mặt; Cây Môn cảnh có chất độc Calcium oxalate và Asparagine ăn phải sẽ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột; Cây Xương rồng bát tiên, nhựa cây dễ gây bỏng rát da khi tiếp xúc…

Cây kim phát tài còn gọi là cây kim tiền, là loại cây cảnh thường được trồng trong nhà. Trong cuống và lá của cây kim phát tài chứa nhiều tinh thể canxi oxalat có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi người ta ăn nhầm hoặc dính phải dịch của nó tiết ra. Một lượng nhỏ canxi oxalat đủ gây ngứa, nóng rát trong miệng - họng, sưng và ngạt thở. Khi liều lượng lớn hơn, canxi oxalat gây ra trạng thái nôn nao khó chịu mạnh với hệ tiêu hóa, có thể làm khó thở và nếu nhiễm quá nhiều chất này dễ dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong...

Theo TS sinh học Bùi Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM, có rất nhiều loại cây cảnh chứa chất gây ngộ độc cao mà phần lớn người mua cũng như người bán hàng không hay biết. Cây vạn niên thanh thân mềm, lá xanh đốm trắng đẹp, giá bán rẻ rất nhiều người mua về trồng trong nhà nhưng nó rất độc vì chứa calcium oxalate- độc chất calcium oxalate có thể gây bỏng da và khó thở, nhiễm độc số lượng lớn có thể gây chết người.

Ngay cả Cẩm tú cầu có vẻ đẹp kiêu sa cũng có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp; Cây Thủy tiên cũng có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí hôn mê, tử vong khi ăn phải.

Cây thơm ổi, hay còn gọi là hoa ngũ sắc, quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A, gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong. Loại cây này bị liệt kê vào danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới do Cục Môi trường châu Âu đưa ra, là một trong những loài cây mà cơ quan nghiên cứu về môi trường đang tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát.

Cây đỗ quyên chứa chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 - 225g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em nặng 25 kg.

Hoa và hạt loại cây thiên điểu có các chất gây ngộ độc đường ruột. Môn kiểng thì tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc canxi oxalat và asparagine, ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột. Hoa loa kèn Arum (Ý lan), cây trầu bà tay phật, cây vạn niên thanh… cũng đều có chất độc đường ruột canxi oxalat gây ngứa rát, phù, nôn mửa... Nhựa cây xương rồng bát tiên có chất gây bỏng rát da khi tiếp xúc. Trong củ và hạt cây của cây ngoắt nghẻo có chất kịch độc colchicine và một số alkaloid khác gây tê lưỡi, làm cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê.

Theo TS Bùi Văn Lệ thì một thống kê tại châu Âu cho thấy, cứ trong khoảng thời gian từ tháng 7-10 thường có khoảng 20 ca ngộ độc do cây vườn gây ra, nạn nhân thường là trẻ em trong độ tuổi dưới 6 tuổi. Trong đó, chủ yếu là cây cảnh có chứa độc tố. Vì vậy, khi chọn cây về làm cảnh người mua cần tìm hiểu trước độ an toàn của cây trước khi rinh chúng về nhà.

Để tránh ngộ độc vì cây cảnh, các gia đình phải tìm hiểu cây cảnh trước khi trồng trong nhà. Không cho trẻ em bứt lá, trái của cây cảnh. Khi thấy trẻ bị ngộ độc do ăn phải các loại lá, trái này cần bình tĩnh súc rửa sạch sẽ vùng tiếp xúc hoặc cho nạn nhân uống nước muối để gây nôn. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu. 

AN NHIÊN (Tổng hợp)

[mecloud]cE13xMlEfx[/mecloud]

Tin nổi bật