Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh sát giao thông có được phép xử phạt mũ bảo hiểm rởm?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mọi trường hợp xử phạt người tham gia giao thông với lỗi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn là trái quy định của pháp luật.

(ĐSPL) - Mọi trường hợp xử phạt người tham gia giao thông với lỗi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn là trái quy định của pháp luật.

Từ ngày 1/7/2014, người tham gia giao thông trên cả nước sẽ bị xử phạt từ 100 đến 200 ngàn đồng vì hành vi đội mũ bảo hiểm rởm, theo các cơ quan chức năng là căn cứ vào Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Nhưng Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ lại hoàn toàn không có quy định nào về hành vi đội mũ bảo hiểm rởm.  

Cũng ngay tại phiên họp báo Chính phủ tối 1/7, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, Chính phủ có bàn về quy định bắt đầu áp dụng từ ngày 1/7 và thống nhất, chỉ xử phạt người tham gia giao thông về 2 hành vi không tuân thủ quy định về đội mũ bảo hiểm là hành vi không đội mũ và hành vi không cài quai mũ khi đội (theo Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

Vậy cảnh sát giao thông có được phép phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm rởm khi đang tham gia giao thông khi mà Nghị định 171, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác không hề quy định về điều này?

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đã ghi lại ý kiến của một số luật sư.

Luật sư Nguyễn Tiến Trung - Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Trung Nguyễn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội:

 Luật sư Nguyễn Tiến Trung.

Theo nội dung kế hoạch thì bắt đầu từ ngày 1/7/2014, lực lượng chức năng sẽ xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

Hình thức xử phạt được xác định căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, đối chiếu với Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì chỉ có quy định tại  điểm i, k khoản 3 Điều 6, điểm d điểm đ khoản 4 Điều 8 có quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông mà không hề có quy định nào quy định về việc người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn (mũ bảo hiểm không đủ ba thành phần là vỏ mũ – đệm hấp thụ xung đông bên trong – quai mũ).

Trong khi đó, đối chiếu các quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì không có quy định nào xác định “kế hoạch” của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia được xem là một văn bản quy phạm pháp luật cả.

Do đó, không thể coi những nội dung trong kế hoạch đó mang tính quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung như các văn bản quy phạm pháp luật khác được.

Chính vì vậy có thể xác định kế hoạch 69/KH-UBATGTQG ngày 18/4/2014 kế hoạch tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không phải là một văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung với mọi người, mà chỉ là một văn bản hướng dẫn thông thường sử dụng để định hướng, triển khai cho lộ trình thực hiện triển khai việc sử dụng mũ bảo hiểm đúng chất lượng của UBATGTQG.

Hiện tại, chưa có thông tư hướng dẫn hay sửa đổi, bổ sung nghị định 171/2013/NĐ-CP nên cảnh sát giao thông chưa có căn cứ để xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, mọi trường hợp xử phạt người tham gia giao thông với lỗi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, mũ “không phải mũ bảo hiểm” là trái quy định của pháp luật.

Theo quy định hiện hành, người tham gia giao thông chỉ bị xử phạt với hai lỗi đã được quy định tại NĐ 171/2013/NĐ-CP là không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách. 

Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng Luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

 Luật sư Giang Hồng Thanh.

Tôi cho rằng việc áp đặt xử phạt đối với hành vi đội mũ không phải mũ bảo hiểm như hành vi không đội mũ bảo hiểm là chưa phù hợp.

Bởi lẽ, thứ nhất, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào nào quy định về hành vi này. Thứ hai là ngay tại Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 8/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng chỉ quy định "Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng; không đội mũ bảo hiểm một cách hình thức, đối phó" chứ không quy định phải xử phạt người tham gia giao thông đội mũ không phải mũ bảo hiểm.

Điều này gây khó khăn trong công tác thi hành pháp luật của lực lượng chức năng khi xử phạt hành vi đội mũ không phải mũ bảo hiểm.

Cá nhân tôi cho rằng, không thể áp dụng quy định xử phạt người không đội mũ bảo hiểm quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP đối với người đội mũ không phải mũ bảo hiểm bởi lẽ không có cơ sở pháp lý để áp dụng chế tài này.

Đối với người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, chỉ nên tuyên truyền, nhắc nhở họ về sự an toàn của bản thân theo đúng tinh thần Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 8/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Quan trọng nhất là cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc xử lý hành vi sản xuất, cung cấp mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, tránh để tình trạng tràn lan như hiện nay.

Nếu không còn người sản xuất, cung cấp mũ bảo hiểm không đạt chuẩn thì việc người tham gia giao thông chỉ có thể sử dụng mũ bảo hiểm có chất lượng là điều đương nhiên.

Luật sư Cao Xuân Vượng Công ty Luật TNHH VMF

Luật sư Cao Xuân Vượng.

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định xử phạt hành chính nào liên về hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Vì vậy, Kế hoạch 69/ KH-UBATGTQG ngày 18/4/2014 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia viện dẫn Nghị định 171 ở trên là không chính xác.

Tại điểm i, k khoản 3 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định:

“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;……”

Bên cạnh đó, tại điểm d, đ Điều 8 Nghị định 171 có quy định:

“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;…..”

Từ những căn cứ ở trên, có thể thấy rằng Nghị định 171 của Chính phủ chỉ quy định hai trường hợp xử phạt hành chính về mũ bảo hiểm đó là: không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Nghị định 171 không có quy định nào về xử phạt hành chính việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn khi tham gia giao thông.

Vì vậy, Cảnh sát giao thông không có quyền xử phạt hành chính hành vi không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn mà chỉ có quyền nhắc nhở để người dân chấp hành. Do đó, muốn xử phạt hành chính hành vi không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn thì Chính phủ phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 171.

Tin nổi bật