Theo Luật Cảnh sát cơ động năm 2022, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) có những nhiệm vụ dưới đây:
- Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng CSCĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
- Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu nhằm chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
- Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, dùng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức.
+ Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự.
+ Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học-kỹ thuật, văn hóa và xã hội, bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.
+ Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
- Xây dựng, diễn tập phương án nhằm thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng, thực hiện phương án của CSCĐ.
- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật và chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ CSCĐ và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách, lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
- Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo như quy định.
- Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cũng như các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo như quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Cảnh sát cơ động kiểm tra giấy tờ của người tham gia giao thông. Ảnh minh họa: VOV
Theo Điều 3 của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013, CSCĐ thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội, thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Với chức năng, vai trò như vậy, CSCĐ có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định, trong đó có xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ.
CSCĐ thường tuần tra vào buổi đêm và chia theo ca, trong đó ca 1 bắt đầu từ 21h hôm trước đến 1h hôm sau; ca 2 bắt đầu từ 1h - 5h. Vào mùa đông, thời gian kết thúc tuần tra của ca 1 là 2h và thời gian bắt đầu tuần tra của ca 2 là từ 2h.
Thế nhưng, tùy theo tình hình thực tế, CSCĐ có thể được huy động để tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm từ 17h, 18h hay 19h và kết thúc muộn hơn so với giờ thông thường.
Pháp luật quy định CSCĐ có quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu, cụ thể:
- Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật và tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự và an toàn xã hội theo thẩm quyền.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, cùng động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát.
- Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
Như vậy, CSCĐ được quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân của người dân khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định.
- Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
- Dừng xe và đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng.
- Dừng xe và đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi tại nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường.
- Dừng xe và đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường hoặc đỗ xe trên dốc không chèn bánh.
- Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt.
- Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế và chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
- Dừng xe và đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe.
- Dừng xe và đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Người đi xe máy dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ.
- Người đi xe máy chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không bật “xi nhan”; lái xe khi đã uống rượu, bia, có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định; đang chạy xe nhưng không gạt chân chống.
- Người điều khiển ô tô bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên; đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều.
- Người điều khiển ô tô lái xe sau khi uống rượu bia, có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định; lái xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường; sử dụng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang di chuyển trên đường.