Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh sát cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới tại Trung Quốc

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Một cô gái tại Trung Quốc bất ngờ nhận được số tiền khổng lồ trong tài khoản, song nhờ cảnh giác nên đã không mắc mưu kẻ lừa đảo.

Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao vụ việc cô gái bỗng nhiên nhận được một khoản tiền khổng lồ trong thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, cảnh sát cảnh báo đây là một chiêu thức lừa đảo mới cần được lên án.

Cụ thể, vào một buổi sáng, cô gái tên Lưu đã đến đồn cảnh sát trung tâm Giang An, Cục công an Như Cảo để thông tin về việc "có một số tiền rất lớn trong thẻ ngân hàng của mình mà không biết lý do".

"Cô gái nói rằng có 300.000 tệ được chuyển vào thẻ ngân hàng của mình. Sau đó có một người khác gọi điện và báo rằng mình chuyển nhầm vào thẻ cô ấy. Tuy nhiên, cô gái này muốn chuyển lại số tiền đó dưới sự chứng kiến của cảnh sát Giang An", Hoàng Kim Ba - một chuyên gia chống gian lận từ Văn phòng Công an Như Cảo ở Nam Thông cho biết.

Theo lời kể của cô Lưu, sáng hôm đó, cô nhận được cuộc gọi từ một người lạ. Người này tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của Wechat và cho biết: "Bạn đã kích hoạt chức năng 'Bách Mặc Bảo Chướng' của WeChat. Bản dùng thử miễn phí sẽ hết hạn vào đêm nay. Nếu bạn tiếp tục sử dụng, hơn 1.000 NDT sẽ được khấu trừ tự động mỗi tháng. Nếu không sử dụng, hãy tắt chức năng này". 

Cô Lưu ngờ vực và hỏi lại rằng cô có thể trực tiếp hủy liên kết thẻ ngân hàng không. Lo lắng về việc bị trừ tiền nên cô nói rằng bản thân cần tắt chức năng này.

Sau đó, "bộ phận chăm sóc khách hàng" hướng dẫn cô tải xuống phần mềm gọi trực tuyến và yêu cầu cô bật chức năng chia sẻ màn hình.

"Sau khi chia sẻ màn hình, anh ta hướng dẫn tôi mở một số ứng dụng ngân hàng di động. Thấy một trong các thẻ có nhiều tiền, anh ta yêu cầu tôi chuyển tiền vào cái gọi là 'tài khoản an toàn', nói rằng việc này sẽ bảo vệ tiền của tôi”, cô Lưu kể.

Sau đó, cô gái thao tác dưới sự “hướng dẫn" của bên kia cho đến bước cuối cùng - khi cô định nhập mật khẩu chuyển tiền, cô ấy do dự. “Anh ta nói rằng muốn bảo vệ tiền của tôi, nhưng tại sao lại yêu cầu tôi chuyển hết tiền trong thẻ vào tài khoản của người khác?”, cô Lưu nhớ lại.

Cô cảm thấy sợ hãi và bắt đầu nghi ngờ danh tính và mục đích của đối phương. Cô nhanh chóng cúp điện thoại và bấm số 110 để gọi cho cảnh sát.

Tuy nhiên, qua chức năng chia sẻ màn hình, đối tượng lừa đảo đã có được thông tin tài khoản của cô, chuyển tới 300.000 NDT và nói rằng đã chuyển nhầm, nhờ cô chuyển lại. Song cô Lưu đã tỉnh táo và không làm theo, mà nhờ tới sự giúp đỡ của cảnh sát. 

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 17/8: Ukraine đưa lực lượng tinh nhuệ nhất vào phản công

Được biết, trong thời gian gần đây, ở Trung Quốc đã xảy ra nhiều trường hợp lừa đảo với lý do tương tự.

"Nếu rơi vào tình huống tương tự, các bạn có thể gọi 110 để được tư vấn. Không nên chuyển tiền cho bất kỳ người lạ nào trong bất kỳ trường hợp nào", đội trưởng của Văn phòng Công an Thành phố Nam Thông cho biết.

Theo đó, chức năng 'Bách Mặc Bảo Chướng' là một loại dịch vụ bảo mật miễn phí do Wechat và Alipay cung cấp cho tài khoản thanh toán của người dùng. Khi tài khoản thanh toán bị người khác lạm dụng và gây mất tiền, Wechat và Alipay có thể hứa bồi thường không giới hạn tùy theo mức độ tổn thất và số tiền bồi thường tích lũy mỗi năm lên tới 100.000.000 tệ. Bảo đảm này được mở miễn phí theo mặc định và không yêu cầu người dùng phải trả bất kỳ khoản phí nào.

Tuy nhiên, nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng chức năng này, tự xưng là "nhân viên chăm sóc khách hàng" của Wechat hoặc Alipay, gọi điện cho khách hàng để nhắc nhở các khoản khấu trừ tự động sẽ được thực hiện và hỏi xem khách hàng có muốn tắt chức năng này hay không. Quá trình tiếp theo cũng giống như những gì cô Lưu gặp phải, kẻ lừa đảo sẽ từng bước dụ nạn nhân chia sẻ màn hình và chuyển tiền cho đến khi rút hết tiền trong thẻ.

Phương Linh (Theo Sohu)

Tin nổi bật