Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần làm rõ trách nhiệm về sự tắc trách của lãnh đạo bệnh viện E

(DS&PL) -

(ĐSPL) - PGS.BS Hoàng Công Đắc- nguyên Phó Giám đốc bệnh viện E tỏ ra bức xúc trước cái chết bất thường của bệnh nhân tán sỏi nội soi tại bệnh viện này mới đây.

(ĐSPL) - PGS.BS Hoàng Công Đắc- nguyên Phó Giám đốc bệnh viện E tỏ ra bức xúc trước cái chết bất thường của bệnh nhân tán sỏi nội soi tại bệnh viện này mới đây.

Sau 2 ngày (28/3 và 29/3), báo Đời sống và Pháp luật có bài phản ánh về cái chết bất thường của một bệnh nhân 66 tuổi tán sỏi nội soi bằng laser tại bệnh viện E, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin của bạn đọc, phần lớn là các bác sỹ, chuyên khoa ngành tiết niệu gọi chia sẻ và đề nghị báo chí tiếp tục điều tra, làm sáng tỏ vụ việc. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh đến đây tán sỏi...

Buồng tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser của bệnh viện E. Ảnh: Thành Long.

Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện E bất bình về sự tắc trách

Sáng qua (28/3), trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, PGS.BS Hoàng Công Đắc- nguyên Phó Giám đốc bệnh viện E tỏ ra bức xúc trước cái chết bất thường của bệnh nhân tán sỏi nội soi bằng laser như báo đã nêu. Là một bác sỹ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành tiết niệu, từng đi giảng dạy tại nhiều trường đại học về lĩnh vực này, BS. Hoàng Công Đắc cho biết: Khi tán sỏi nội soi bằng laser, rất dễ xảy ra nhiều biến chứng, tụt huyết áp, vỡ bể thận, phù phổi cấp…

Chính vì vậy, ở các bệnh viện lớn tại Việt Nam mà ông Đắc biết đều đặt phòng tán sỏi nội soi bằng laser trong phòng mổ, hoặc tại phòng có máy móc, thiết bị và điều kiện làm việc tương tự như phòng mổ. Ở đó phải có phòng vô trùng, có nước ngâm tay, đèn mổ, trang thiết bị cấp cứu dưới sự giám sát của các bác sỹ gây mê trước và sau khi tán sỏi. "Khi xảy ra biến chứng, các bác sỹ có đủ điều kiện về máy móc thiết bị can thiệp kịp thời cứu chữa người bệnh" - PGS.BS Hoàng Công Đắc nhấn mạnh.

Thế nhưng, thực tế là ở bệnh viện E lại đặt căn phòng này ở cách xa phòng mổ. Hơn nữa, theo lời một số bác sỹ tại đây tiết lộ, máy móc trong phòng rất sơ sài, không gian chật chội, chưa đủ điều kiện cần thiết để thực hiện một ca cấp cứu. Với lương tâm nghề nghiệp và chuyên môn sâu rộng, PGS.BS Hoàng Công Đắc cho rằng: Việc đặt phòng tán sỏi nội soi bằng laser xa phòng mổ tại bệnh viện E là "lỗi về tổ chức". "Nếu chúng ta không làm tốt theo quy chuẩn của ngành y tế, trong tương lai sẽ còn nhiều người bệnh bị đe doạ về tính mạng, không loại trừ chính cả người thân của chúng ta nữa" -  BS. Đắc khẳng định.

Nhiều bác sỹ có chuyên môn cũng phải lắc đầu

Thông tin từ Giám đốc bệnh viện E Đoàn Hữu Nghị cho biết: Bệnh nhân 66 tuổi tử vong trong ca tán sỏi nội soi bằng laser hôm 24/3 mắc nhiều bệnh như: tiểu đường, huyết áp cao, bị sỏi thận hai bên, có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc...

Tuy nhiên, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật đã tham khảo ý kiến nhiều bác sỹ có lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao. Họ đều cho rằng có "sự liều lĩnh" khi thực hiện ca tán sỏi nội soi bằng laser cho bệnh nhân này tại nơi cách xa phòng mổ là chuyện hơi liều. Nguyên do người bệnh tuổi cao, lại mắc nhiều bệnh tật như vậy, khi tiến hành ca tán sỏi nội soi bằng laser (một hoạt động công nghệ cao, tương đương với phẫu thuật loại 1- PV) rất dễ xảy ra các biến chứng. Người thực hiện công nghệ cao phải nhận thức được điều này và phải chuẩn bị các thiết bị cấp cứu cần thiết để ứng cứu. Để làm được việc này, chỉ có cách thực hiện trong phòng mổ, được vô trùng hoàn toàn…

Được biết, có một bác sỹ gây mê (xin được giấu tên) từng tham gia vào việc tán sỏi nội soi bằng laser tại bệnh viện E đã từng phản đối chuyện để phòng tán sỏi cách xa phòng mổ. Theo đánh giá chủ quan của vị bác sỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề này, phòng tán sỏi nội soi bằng laser tại bệnh viện E không đảm bảo tiêu chuẩn thực hiện công nghệ cao, vì ở đây thiếu các phương tiện cấp cứu, phòng nhỏ, chỉ có máy tán sỏi và máy moniter theo dõi...?!

Từ những nhận định cá nhân nói trên, vị bác sỹ mong muốn qua báo chí, kiến nghị đến bộ Y tế cử người đến thẩm định xem phòng tán sỏi nội soi bằng laser tại bệnh viện E có đủ điều kiện để thực hiện những ca tán sỏi nội soi công nghệ cao hay không? Trao đổi với chúng tôi, vị bác sỹ tâm huyết với nghề cho hay: Hàng chục năm làm việc trong ngành y, có điều kiện đi nhiều nơi, tham quan nhiều bệnh viện, nhưng ông chưa từng thấy ở đâu đặt phòng tán sỏi như ở nơi mình công tác. Chính vì vậy, cái chết bất thường của bệnh nhân 66 tuổi tán sỏi hôm 24/3 không làm ông ngạc nhiên. Mặc dù rất buồn vì người bệnh tử vong tại bệnh viện nơi mình làm, nhưng ông vẫn đánh giá đến bây giờ mới xảy ra sự cố chết người mới là lạ. Bởi lẽ, trong môi trường làm việc tán sỏi nội soi bằng laser khá đặc biệt như vậy có nguy cơ rủi ro cao với các bệnh nhân.

Cũng theo vị bác sỹ này, bệnh viện E đã gặp gia đình nạn nhân và bồi thường 150 triệu đồng? Thông tin này cũng đã được nhiều bác sỹ trong bệnh viện E phản ánh với PV.

Tin nổi bật