Giảm khả năng tập trung: Khi sử dụng điện thoại, người lái xe sẽ mất tập trung vào việc điều khiển xe, dễ bỏ qua các tín hiệu giao thông, khoảng cách với xe khác và các tình huống bất ngờ trên đường.
Tăng nguy cơ tai nạn: Việc mất tập trung chỉ trong vài giây có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như va chạm, tai nạn.
Ảnh hưởng đến người khác: Không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, người lái xe sử dụng điện thoại còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
Cầm điện thoại khi đang điều khiển xe ô tô không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều rủi ro cho an toàn giao thông.
Điểm a, khoản 4, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP) quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường".
Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
- Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.
- Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Như vậy, đối với người điều khiển ô tô lái xe tham gia giao thông mà có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Cũng theo quy định của pháp luật, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt (điểm b, Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).
Căn cứ vào quy định này thì với hành vi vừa lái ô tô vừa sử dụng điện thoại thì người vi phạm sẽ bị phạt 2.500.000 đồng. Đối với mức phạt tối đa là 3.000.000 đồng chỉ áp dụng khi người vi phạm có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên.