Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách dạy trẻ tập đứng đúng cách để chân thẳng đẹp, không bị vòng kiềng

(DS&PL) -

Cha mẹ cần biết cho con nhỏ của mình tập đứng rồi sau đó tập đi thế nào để trẻ được an toàn và không gây hại, biến dạng cho xương chân.

Cha mẹ cần biết cho con nhỏ của mình tập đứng rồi sau đó tập đi thế nào để trẻ được an toàn và không gây hại, biến dạng cho xương chân.

Tập đứng cho bé được xem là tiền đề để con yêu có thế biết đi nhanh chóng. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên thực hiện điều này khi con yêu đã hoàn toàn sẵn sàng bởi nếu tập đứng cho con sớm có thể khiến con bị chân vòng kiềng. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để tập đi cho con và tập như thế nào là hợp lý?

Thời điểm dạy bé tập đứng

Theo sự phát triển chung của trẻ thì thời điểm các bé có thể học đứng là lúc 9 tháng tuổi. Cho đến khoảng 12 tháng tuổi là bé đã có thể tự đứng vững.

Tuy nhiên mỗi bé lại có kênh phát triển riêng biệt nên có thể tập đứng sớm hơn hoặc muộn hơn. Cha mẹ nên quan sát sự phát triển của con để biết được thời điểm thích hợp có thể dạy con tập đứng.

Những bé có khả năng đứng được thì con đã có thể ngồi được khá vững, đồng thời các cơ xương như ở hông và chân phải thật cứng cáp thì mới chịu được trọng lượng của cơ thể.

Với những bé được ngủ ở giường cũi riêng thì bố mẹ sẽ dễ nhận ra thời điểm tập đứng cho con bởi con sẽ có những biểu hiện muốn đứng dậy như chồm người để vịn vào thành cũi, di chuyển cơ thể để bám vào bất cứ vật gì cố định để cố gắng đứng lên.

Việc tập đứng cho trẻ khi chưa sẵn sàng sẽ khiến bé có nguy cơ bị chân vòng kiềng cao.

Dạy bé tập đứng như thế nào?

Em bé chưa thể tự đứng lên nên cần có sự hỗ trợ của cha mẹ và người lớn. Ban đầu, cha mẹ có thể giữ nách bé bằng cả hai tay, từ từ để em bé lấy lực, chân chạm đất để đứng lên. Sau đó, bạn có thể hướng dẫn con bám vào thành giường, thành cũi hoặc tường để đứng dậy.

Bạn có thể dùng đồ chơi hay vật mà bé thích để nhử khiến bé muốn với để dần học đứng dậy.

Những điều cần lưu ý khi tập đứng cho bé:

Không ép bé đứng lâu

Nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng khi con có những cột mốc phát triển chậm hơn so với những bé khác. Tuy nhiên, thể chất của mỗi bé là khác nhau nên bạn không cần cố gắng so sánh con với ai và bắt con thực hiện những việc vượt quá khả năng.

Mới tập đứng bé sẽ còn chưa có được cân bằng nên lại dễ ngồi xuống. Đừng vội cho bé đứng lên, cứ dần dần cho bé làm quen động tác đứng lên rồi ngồi xuống là được.

Kiểm tra con đã đủ cứng cáp chưa

Khi phát hiện con có dấu hiệu muốn đứng, mẹ khoan tập đứng cho bé ngay mà hãy làm một phép thử để kiểm tra sự cứng cáp của bé. Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng hai tay bế trẻ đứng lên khoảng vài giây để xem chân con khi tiếp xúc với sàn nhà có vững hay không. Nếu như bé tỏ ra thích thú, thì tiếp đó hãy tạo ra một không gian rộng rãi để bé tự đứng lên.

Thời gian đứng không quá dài

Với những lần tập đứng đầu tiên, mẹ chỉ nên cho con đứng khoảng 2-3 phút. Nếu đứng lâu bé có thể bị biến dạng xương do áp lực của cả cơ thể đè lên chi dưới.

Ngoài ra, hầu hết những trẻ tập đứng lần đầu tiên đều chưa biết cách để tự ngồi nên bố mẹ hãy ở bên cạnh hỗ trợ các động tác của của, giúp con không mỏi chân do đứng quá lâu.

Nếu thấy con không thích hoặc từ chối nên dừng việc tập đứng cho con để kiểm tra lý do.

Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ bé

Vì thời điểm học đứng, em bé còn khá nhỏ và chưa thể tự bảo vệ mình nên cha mẹ phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho bé như trải thảm mềm, đảm bảo đồ vật xung quanh không có cạnh, góc nhọn. Ngoài ra khi bé đang học đứng, người lớn nên có mặt để giúp bé và không nên cho bé học đi ngay.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật