Để lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, các bà nội trợ cần lưu ý các loại thực phẩm chứa độc tố. Một số loại rau có màu xanh đậm nhưng lại chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe như:
Nhiều người thích ăn dưa cải muối xổi, nó còn xanh chứ chưa chín vàng vì không chua. Thế nhưng, dưa cải muối còn xanh tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Dưa cải muối phải đủ độ chín mới hạn chế độc tố.
Cụ thể, nó chứa nhiều nitrosamin có thể gây khối u ác tính. Vì thế, nếu bạn muốn ăn dưa chua thì chỉ nên ăn khi dưa đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.
Cà chua là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng nếu là cà chua xanh thì ngược lại. Các chuyên gia giải thích rằng, cà chua khi còn xanh có chứa nhiều alkaloid dễ gây ngộ độc. Chất này chỉ biến mất khi cà chua chín đỏ mà thôi.
Không nên ăn cà chua còn xanh.
Bởi vậy, nếu ăn cà chua xanh bạn dễ thấy buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi... Thậm chí, có thể đe dọa đến tính mạng.
Bữa hôm nọ mình về quê, thấy bà ngoại có vườn cà chua đang ươm ươm sắp chín rồi. Thế là vặt ăn mỗi quả thôi mà xong nôn thốc nôn tháo, người mệt rũ. Sau cả nhà phải cho đi viện truyền nước, bác sĩ bảo bị ngộ độc thực phẩm.
Sau khi để một thời gian, khoai tây sẽ bị xanh. Nhiều người hay tiếc của nên ăn hoặc chỉ cắt phần xanh đó đi rồi ăn. Thế nhưng, BS. Tạ Tùng Duy (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cảnh báo: Khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng chứa hợp chất solanine gây hại.
Một người nặng 50kg mà ăn 100g khoai tây xanh có thể bị ngộ độc. Tuy nhiên, mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào hàm lượng solanine trong đó hoặc đối tượng. Chẳng hạn, trẻ em thì khả năng bị ngộ độc cao và nặng hơn người lớn. Khoai tây cành xanh thì càng chứa nhiều solanine.
Khoai tây còn xanh chứa nhiều độc tố.
Solanine khi vào cơ thể có thể dẫn tới triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hồi, nhức đầu, đau dạ dày. Nếu bị nhẹ thì triệu chứng có thể biến mất sau 24 giờ. Song, nếu nặng thì người bị ngộ độc khoai tây có thể tê liệt, co giật, khó thở, hôn mê thậm chí là không qua khỏi.
Trong một số loại rau củ xanh, có chứa nitrat (NO3) tức là phân đạm. Chất này khi đi vào cơ thể ở mức bình thường thì không gây độc. Song nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì nguy hiểm vô cùng.
Đó là lý do vì sao các nước nhập khẩu rau bao giờ cũng phải kiểm tra NO3 rồi mới tới các thành phần khác. Nếu có chứa nhiều thì họ trả lại ngay. NO3 không gây ngộ độc cấp tính như thuốc bảo vệ thực vật nhưng nó lại âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa. Trong 10 năm trở lại đây, người bị K hệ tiêu hóa rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu là NO3 đến từ nước uống và rau xanh.
NO3 khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với amin và hình thành chất gây ung thư được gọi là nitrosamin.
Thực tế, nhiều gia đình có thói quen rửa rau quả tươi với nước hoặc ngâm trong nước muối. Tuy nhiên, cách làm này có thể không làm sạch vi khuẩn, trứng giun và dư lượng hóa chất trừ sâu, nhất là khi ăn sống.
Nên rửa rau củ quả tươi dưới vòi nước chảy, không dùng xà phòng, thuốc tẩy hoặc nước rửa thương mại, có thể dùng bàn chải sản phẩm sạch để chà sạch các loại quả cứng như dưa chuột, dưa hấu...
Cách này giúp loại bỏ bụi bẩn, cát mắc kẹt giữa trên vỏ của quả, khe của các loại rau... giảm lượng tác nhân gây hại.