Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ xá xị dân chơi thèm, trộm nhìn chỉ biết… khóc

(DS&PL) -

Bộ xá xị (gù hương) của một “đại gia” quê lúa khiến dân chơi thèm muốn, còn trộm có lẽ chỉ… biết khóc vì… quá nặng, muốn lấy cũng không thể mang đi được.

Bộ xá xị (gù hương) của một “đại gia” quê lúa khiến dân chơi thèm muốn, còn trộm có lẽ chỉ… biết khóc vì… quá nặng, muốn lấy cũng không thể mang đi được.

Bộ gỗ lũa gù hương ngàn năm tuổi ở vùng quê lúa Thái Bình vừa được anh Nguyễn Xuân Bình (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình) mang về từ Tây Nguyên khiến người xem chỉ biết trầm trồ.

Bộ gỗ lũa gù hương ngàn năm tuổi của "tay chơi" đất Thái Bình.

Chiếc bàn nguyên khối được đục đẽo từ gốc cây cổ thụ ngàn năm tuổi có hình tròn với đường kính hơn một mét, dày 70cm. Gốc cây gù hương này có lẽ nằm bên suối quá lâu năm, được nước bào mòn chỉ còn lại phần xương gỗ đã vô tình tạo cho nó một hình dáng cực kỳ đặc biệt.

Anh Nguyễn Xuân Bình - chủ nhân của bộ bàn lũa xá xị độc nhất quê lúa.
Bộ lũa nguyên khối nặng cả tấn khiến dân chơi thèm muốn, còn trộm chỉ biết... khóc vì quá nặng, rất khó để có thể mang đi chỗ khác.

Ngoài những rãnh bên trong thân, trên mặt bàn có những lỗ tròn chạy sâu bên trong tựa như những điểm hóa trầm của loại cây kỳ nam được bao người săn tìm.

Nguyên chiếc bàn này đã nặng lên tới cả tấn, anh Bình phải nhờ hai mươi người mới đưa nó được vào trong nhà.

Bốn chiếc ghế nguyên khối được tách khéo léo từ gốc cây cổ thụ cũng có những hình dáng cổ quái, đặc biệt.

Chiếc ghế lớn cao hơn một mét, dài hơn hai mét được chạm khắc đầu rồng đang ở tư thế ngóc đầu.

Bìa ngoài của những chiếc ghế còn lại sần sùi như những nu nghiến. Một cháu bé hơn mười tuổi ngồi trên ghế cũng trở nên nhỏ bé vì chiếc ghế quá lớn.

Bộ gỗ lũa gù hương này cùng nguồn gốc với bộ bàn ghế xá xị độc nhất vô nhị của một người chơi xứ sương mù Đà Lạt. Tuy nhiên, xét về tuổi, có lẽ, bộ xá xị này còn lâu năm hơn nhiều.

Trang trí cho bộ bàn ghế lũa đặc biệt này, anh Bình còn sưu tập được những tiêu bản động vật hoang dã nhồi bông, nhìn sống động như thật.

Công việc liên quan đến vùng núi Tây Nguyên, thường xuyên sang Lào…, anh Bình đã may mắn gặp được món đồ quý.

Chưa nói đến số tiền bỏ ra để mua lại từ người bán, riêng đoạn trường vận chuyển về quê hàng ngàn km, nó cũng đã nâng giá trị của món đồ chơi bởi độ công phu, “chịu chơi” của người đi sưu tầm.

“Bộ lũa này nặng hàng tấn, nếu như không có mùi thơm đặc trưng, chắc chắn nhiều người sẽ nhầm sang những bộ lũa hóa thạch đang có ở Việt Nam. Có lẽ, những chiếc bàn độc nhất vô nhị như thế này, chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay” – anh Bình tự hào.

Bộ gù hương ngàn năm của "dân chơi" quê lúa:

Mặt sau của chiếc ghế sần sùi như nu nghiến.
Chiếc bàn gù hương nguyên khối với hình thù tròn trịa như chiếc bàn biết xoay ở Đà Lạt.
Chiếc ghế lớn được trạm khắc hình đầu rồng.
Mỗi một chiếc ghế mang một hình thù cổ quái, kỳ dị...

Đây là niềm tự hòa của anh Bình khi may mắn tìm và mang được về nhà sau cả ngàn cây số xa xôi.

Tin nổi bật