(ĐSPL) - Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng được bầu làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.
Chiều ngày 28/3, Đại hội Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã hiệp thương bầu Ban chấp hành Hội khóa VI gồm 74 Uỷ viên, Ban thường vụ Hội gồm 24 Uỷ viên. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng làm Chủ tịch hội thay cho Chủ tịch nhiệm kỳ trước là ông Nghiêm Vũ Khải.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng được bầu làm Chủ tịch hội Hữu nghị Việt - Nhật.
Ban chấp hành Hội khóa VI gồm 74 Uỷ viên, Ban thường vụ Hội gồm 24 Uỷ viên. Các ông Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Phú Bình, Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyễn Nguyên Hùng, Bùi Khắc Sơn, Ngô Minh Thủy, Nguyễn Thanh Tùng được bầu làm Phó chủ tịch Hội.
Bà Trần Thị Xuân Oanh, Phó trưởng ban Á- Phi, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm Tổng thư ký Hội.
Đại hội đã thống nhất phương hướng hoạt động của Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản trong nhiệm kỳ 2015-2020 là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức và nội dung hoạt động, phát triển tổ chức Hội, gắn hoạt động Hội với việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.
Phát biểu tại Đại hội, ông Hiroshi Fukada, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản cho biết, trong những năm qua Việt Nam luôn là đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản tại khu vực châu Á. Trên lĩnh vực kinh tế, Chính phủ Nhật Bản luôn dành sự hỗ trợ đặc biệt cho Việt Nam.
Tân Chủ tịch hội, Bộ trưởng Thăng cho rằng, chưa bao giờ mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tốt đẹp và trở nên quan trọng như hiện nay. Mối quan hệ đó có cơ sở bền vững là dựa trên nền tảng của sự tương đồng về văn hóa và các giá trị đạo đức.
“Chúng ta cùng nỗ lực cho mục tiêu tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Nhật Bản, từ đó mở ra những cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch giữ hai nước”, Bộ trưởng nói.
Sau 20 năm, đã đến lúc Việt Nam phải đặc biệt lưu ý đến thiết kế lộ trình trả nợ, theo hướng đảm bảo đạt được 3 yêu cầu đề ra, đó là thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn, để củng cố uy tín với các nhà tài trợ; số trả nợ của Việt Nam phải ngày một tăng lên và phải cân nhắc về số vay mới, vì hiện tỷ lệ trả nợ đã chiếm khoảng 14- 15\% tổng thu ngân sách.
MAI NGUYÊN (Tổng hợp)
Xem thêm video: