Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: "Nay chưa tăng trưởng thì mai tăng trưởng"

(DS&PL) -

Với tinh thần sức khoẻ người dân là trên hết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết chúng ta sẽ phải hy sinh một số lợi ích kinh tế.

Với tinh thần sức khoẻ người dân là trên hết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết chúng ta sẽ phải hy sinh một số lợi ích kinh tế.

[presscloud]14858[/presscloud]

Nói về diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam ở phiên họp báo Chính phủ Thường kỳ diễn ra chiều 3/3, ông Nguyễn Thanh Long Thứ trưởng bộ Y tế, trong thời gian qua, công tác phòng chống dịch bệnh đã có những biện pháp quyết liệt và đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

"Nếu tới đây, tình hình thế giới phức tạp chúng ta đều đã có kịch bản. Ví dụ như, đối với Hàn Quốc, những hành khách nhập cảnh về Việt Nam đều phải khai báo, tạm dừng miễn thị thực visa. Chúng ta cũng tiến hành cách ly hành khách Việt Nam, nước ngoài nếu đi đến từ nước ngoài", ông Long cho hay.

Thứ trưởng bộ Y tế cho biết, hiện nay chúng ta đã chỉ định sân bay có thể đón khách nước ngoài, dừng đón khách ở sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Hiện nay, số lượng các chuyến bay từ các nước có dịch cũng đang rất ít, thời gian tới sẽ có thêm hãng bay dừng khai thác.

Đối với việc cách ly, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã tiến hành cách ly khoảng hơn 10.000 người. Hiệu quả của việc cách ly là rõ ràng, đây là việc cực kỳ quan trọng, có như vậy mới có thể ngăn chặn lịch lây lan ra cộng đồng.

Khẳng định về tinh thần chống dịch, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sẵn sàng hy sinh những lợi ích kinh tế để phòng chống dịch hiệu quả, ông khẳng định: "Nay chưa tăng trưởng thì mai tăng trưởng, mất người là mất hết, tốn kém về kinh tế nhưng đảm bảo an toàn về người dân thì chúng ta cũng phải chấp nhận".

Ông Dũng cũng cho hay, trong thời gian tới chúng ta sẽ có những giải pháp thích hợp để đối phó với diễn biến của dịch Covid 19 và ảnh hướng của nó tới kinh tế, xã hội.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng. Ảnh Hữu Thắng

Cũng tại phiên họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông tin một số nội dung của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2020 diễn ra cùng ngày.

Về tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm, Chính phủ đánh giá, thời gian qua, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 được đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với tinh thần "chống dịch như chống giặc" của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân; cùng với hệ thống các giải pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Chúng ta đã đạt được kết quả thành công bước đầu quan trọng trong phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao (Chúng ta mới chỉ có 16 ca mắc; đã điều trị hồi phục sức khỏe cho cả 16 người; nhiều ngày qua không ghi nhận ca nhiễm bệnh mới). Các hoạt động giám sát y tế, cách ly người đến từ vùng dịch (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Italy...) được thực hiện nghiêm.

Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của Ban Chỉ đạo Quốc gia và nỗ lực thực hiện hiệu quả các giải pháp đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Tuy nhiên, trong nhiều ngày qua, tại nhiều nước trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến mới phức tạp, số người mắc tăng nhanh, lan rộng sang nhiều nước, trong đó có những địa bàn là thị trường, đối tác quan trọng của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước EU... Diễn biến dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới vẫn tiếp tục hết sức phức tạp và khó lường, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến các khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội, gây thiếu hụt lao động tức thời, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động lưu chuyển, vận chuyển hàng hóa, hành khách, dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch, ăn uống, lưu trú…bị ảnh hưởng nặng nề (lưu trú khách sạn giảm 60%, số lượng du khách giảm 2 con số, ngành du lịch ước tính thiệt hại khoảng 7 tỷ USD). Một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tạm ngừng hoặc thu hẹp hoạt động.

Công Luân - Hữu Thắng

Theo Người Đưa Tin

Link gốc: https://www.nguoiduatin.vn/bo-truong-chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-mai-tien-dung-nay-chua-tang-truong-thi-mai-tang-truong-a467604.html?

Tin nổi bật