Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bỏ nhà đi chỉ vì con dâu quá hỗn láo và hách dịch

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhìn bà Nguyệt khệ nệ bê cái mâm cơm ăn dở xuống nhà bếp mà tôi xót xa. Cô con dâu bà vừa kéo một đám bạn cơ quan về ăn xong lại kéo nhau đi cà phê chém gió.

(ĐSPL) - Nhìn bà Nguyệt khệ nệ bê cái mâm cơm ăn dở xuống nhà bếp mà tôi xót xa. Cô con dâu bà vừa kéo một đám bạn cơ quan về ăn xong lại kéo nhau đi cà phê chém gió.

Tôi nói bà cứ để đấy, không phải làm. Bà lắc đầu “Tôi quen rồi cô ạ. Tôi không làm thì tí thằng con tôi đi làm về nó lại lúi húi dọn thôi”. Thì ra con dâu bà Nguyệt quả đúng như lời thiên hạ đồn đại, lười biếng và hách dịch với nhà chồng.

Hách dịch hỗn láo láo vì kiếm được nhiều tiền

Ngày con trai bà dẫn chị ta về, thoạt mới nhìn bà đã lên tiếng phản đối. Nhưng vì con trai tha thiết khẩn cầu mẹ cho cưới với cái thai 2 tháng trong bụng nên bà không còn lựa chọn khác.

Dương còn dâu nhà bà Nguyệt vốn là nhân viên ngân hàng, nhà lại có của ăn của để nên chị ta rất coi thường nhà chồng. Mới về được một tháng, chị ta đã lên kế hoạch sửa nhà theo ý mình thích, mặc cho bà can ngăn phản đối. Nghe lời vợ phân tích con trai bà cũng ra sức năn nỉ bà lại nhắm mắt đồng ý, dù lòng vẫn muốn giữ lại cái nét cổ kính của phố cổ xưa.

Hàng ngày, đi làm về Dương chẳng bao giờ tham gia việc nhà, cô để mặc mẹ chồng già cả vất vả lo toan. Tháng cô đưa cho bà 3 triệu như mặc định “tiền này là để lo ăn uống trong nhà, mẹ liệu đường mà tiêu cho khéo”. Đã thế cô ta lại không biết lề lối khi chê cơm nhạt, canh mặn “Mẹ nấu cơm nhiều nước thế này, chồng con ăn lại nuốt không nổi”, “Giời ơi, mẹ nấu mùi thế này làm sao con nuốt nổi, đã bầu bí mệt rồi lại còn”,… Thế là bà lại lóc cóc đi mua bún thang, bún chả để con dâu ăn.

Cũng vì ỷ thế mình kiếm được nhiều tiền hơn con trai bà mà cô ta càng ngày càng láo. Có hôm bà lỡ ngâm cái váy trắng của cô ta cùng với cái áo màu đỏ của con trai. Kết quả chiếc váy loang lổ trắng đỏ, cô con dâu được thể chì chiết bà lên bờ xuống ruộng, mặc sức bà lên tiếng xin lỗi. Thậm chí cô ta còn nói “mẹ chồng gì mà ăn hại thế không biết”, “Mẹ có biết nó đáng giá bao nhiêu không vậy? Nửa tháng lương của tôi đấy bà ạ”,…. Bà Nguyệt bất lực nước mắt ngắn dài. Con trai nhìn thấy không bênh vực lại cho rằng mẹ cổ hủ lạc hậu, không biết gì nên cũng chẳng thèm động viên.

Cũng vì ỷ thế mình kiếm được nhiều tiền hơn con trai bà mà cô ta càng ngày càng láo (Ảnh minh họa). 

Cô ta đâu có nghĩ cảnh, bà già cả rồi mà vẫn phải dậy sớm giặt quần áo, phơi phóng xong xuôi lại xách giỏ đi chợ mua đồ ăn sáng, khi con đi làm mới hết mới đến lượt bà ăn uống nghỉ ngơi.

Bà nói với tôi trong sự nghẹn ngào “Khổ lắm cô ạ. Tôi chẳng còn ai thân thiết, còn mỗi đứa con trai này. Giờ tôi mà bỏ nó đi thì tôi không sống nổi. Nhưng sống cùng cô ta tôi càng ngày càng mệt mỏi, chán chường”.

Đi cho khuất mắt, dù lòng không muốn xa con

Khi cô ta bầu bí được 7 tháng, bà lại lóc cóc đi siêu thị mua sắm đồ cho cháu. Gặp tôi bà mừng lắm “cô chọn giúp tôi mấy bộ đồ cho bé trai sơ sinh, chứ tôi chọn 2 lần rồi con dâu tôi nó không ưng, bắt đi đổi mãi”. Tôi nhìn bà mà thương lắm, dâu gì mà đối với mẹ chồng như ô sin vậy chứ?

Tôi nói bà không nên nín nhịn, là mẹ bà nên có chính kiến của mình sao cứ vì con, vì dâu mãi như vậy được. Bà nói, cũng vì không muốn con trai bà nghĩ ngợi nhiều, lại không muốn to tiếng vì thằng cháu đích tôn trong bụng con dâu nên bà cứ sống vậy. Tôi hỏi bà, còn chịu cô ta được bao lâu nữa, bà im lặng gạt nước mắt, rồi đi tiếp.

Cách đây 2 hôm, bà lại chạy sang nhà tôi khóc lóc “Chắc mai tôi vào chùa sống cô à! Nó bảo tôi nên đi đâu đó nghỉ ngơi, vì nó thuê được bà ô sin giúp việc nhanh nhẹn tháo vát rồi. Nó không cần bà mẹ ăn hại như tôi nữa”. Tôi ôm bà vào lòng vỗ về, già cả như bà rồi sao vẫn sống khổ vậy?

“Nó không cho tôi bế thằng bé, nó bảo tôi già yếu rồi sợ bế không nổi. Nó cũng không cho tôi thơm cháu mình, vì nó bảo tôi bị hôi miệng…”. Chỉ chừng đấy thôi cũng đủ thấy cô ta là nàng dâu thế nào.

Hôm đó, tôi định bụng sang chơi rồi nói chuyện với con trai bà, nhưng khi nhìn thấy bà Nguyệt ngồi dưới bếp với bát cơm chan canh rau, trên nhà vợ chồng con trai và con dâu ăn uống linh đình. Thi thoảng chồng cô ta còn dỗ “Mình ăn đi lấy sức chăm con”. Tôi nghĩ, có lẽ quyết định vào chùa sống với bạn bè cùng số phận như bà là chính xác. Ít ra ở đó, bà còn được tự do làm những gì bà thích, còn có người bầu bạn, chứ sống cảnh như thế này thì khổ lắm.

Tin nổi bật