Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Công Thương đề xuất xử lý như thế nào với các sàn TMĐT hoạt động "chui"?

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Bộ Công Thương đề xuất các sàn TMĐT xuyên quốc gia sẽ không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi chưa hoàn thành thủ tục với cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử (TMĐT). Tại Dự thảo Đề cương Chi tiết Luật Thương mại Điện tử, Bộ Công Thương đưa ra nhóm hành vi bị cấm dành cho các chủ thể tham gia TMĐT.

Theo đó, với đơn vị chủ quản nền tảng TMĐT, Bộ Công Thương đề xuất cấm chỉnh sửa, hoặc cấm không công khai đánh giá của người dùng, làm thay đổi nội dung đánh giá... trừ trường hợp nội dung đánh giá vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam.

Thương nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới thông qua TMĐT sẽ không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi chưa hoàn thành thủ tục với cơ quan quản lý Nhà nước về TMĐT.

Với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT (dịch vụ trung gian, logistic, thanh toán) sẽ không được hợp tác, cung cấp dịch vụ cho nền tảng TMĐT chưa đáp ứng điều kiện hoạt động tại Việt Nam.

Bộ Công Thương đề xuất các sàn TMĐT xuyên quốc gia sẽ không được cung cấp hàng hóa, dịch vụ khi chưa hoàn thành thủ tục với cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam. Ảnh minh họa.

Cũng trong Tờ trình đề nghị xây dựng Luật TMĐT, Bộ Công thương đã chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành chính sách pháp luật về TMĐT.

Theo đó, về kiểm soát TMĐT xuyên biên giới, cơ quan quản lý cho biết mặc dù Nghị định 85 đã đưa ra những quy định cơ bản về điều kiện áp dụng cho các chủ thể cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới tại thị trường Việt Nam, nhưng các quy định này vẫn chưa đủ mạnh mẽ và hiệu quả.

Điều này dẫn đến tình trạng nhiều nền tảng TMĐT xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam mà chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý chính thức. Hơn nữa, các quy định pháp lý đối với TMĐT xuyên biên giới hiện tại nhìn chung còn "nhẹ nhàng" hơn so với các quy định áp dụng cho các chủ thể có hoạt động đầu tư chính thức tại thị trường trong nước, gây ra sự thiếu công bằng trong môi trường cạnh tranh.

Ngoài ra, chưa có quy định phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như hải quan, thuế, quản lý thị trường trong quá trình thực thi; chưa có quy định phối hợp trong quản lý và giám sát chất lượng hàng hoá, quản lý thanh toán số hay các hệ sinh thái hỗ trợ TMĐT xuyên biên giới.

Bộ Công Thương cũng đánh giá một số mô hình hoạt động TMĐT mới đã phát sinh như hoạt động TMĐT trên mạng xã hội, hoạt động TMĐT xuyên biên giới, hoạt động TMĐT của nhà đầu tư nước ngoài, mua sắm qua livestream với sự tham gia của những người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội, nhóm mặt hàng kinh doanh có điều kiện như rượu, mỹ phẩm, dược phẩm nhưng được tư vấn bởi  người không có chuyên môn…

Hơn nữa, các trách nhiệm của chủ thể tham gia hoạt động TMĐT, các nền tảng số TMĐT chưa được quy định chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định về quản lý và sự phát triển của xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ, dự kiến trong tương lai sẽ tiếp tục có thêm những mô hình hoạt động TMĐT xuất hiện.

“Với những quy định hiện tại, pháp luật chưa đủ linh hoạt để thích ứng với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường và công nghệ”, Bộ Công Thương đánh giá.

Tin nổi bật