Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị quấy rối tình dục khi tìm việc làm, nhiều sinh viên Nhật Bản loay hoay, tuyệt vọng

(DS&PL) -

Nguy cơ bị quấy rối tình dục là một mối lo ngại thực tế đối với các sinh viên đang tìm kiếm việc làm. Việc hành xử sai trái đôi khi từ chính các tiền bối.

Nguy cơ bị quấy rối tình dục là một mối lo ngại thực tế đối với các sinh viên đang tìm kiếm việc làm.  Đôi khi, chính các cựu sinh viên cùng trường, với lời hứa hẹn giúp đỡ, đã lợi dùng lòng tin của hậu bối để hành xử sai trái.

Sinh viên đại học tại Nhật Bản. Ảnh: Japantimes

Tại Nhật Bản, sinh viên đại học muốn gia nhập lực lượng lao động thường liên lạc với cựu sinh viên tại các công ty mục tiêu của họ, nhằm hiểu rõ hơn và tìm lời khuyên về cách có được chỗ đứng. Các sinh viên thường gặp gỡ trực tiếp tiền bối tại quán bar, nhà hàng hoặc những địa điểm khác.

“Nhiều người kết hôn với đồng nghiệp tại công ty chúng tôi. Nếu bạn không tìm thấy bạn trai tại nơi làm việc, bạn sẽ bị lạc lõng”, đó là lời khuyên mà một sinh viên 23 tuổi vừa tốt nghiệp Đại học Sophia đưa ra sau khi tìm kiếm sự hướng dẫn.

Cô từng có những cuộc gặp với nhà tuyển dụng mà phải đối mặt với phải những câu hỏi riêng tư, tọc mạch về tình trạng quan hệ của mình một cách không cần thiết.

Một số thậm chí còn bình luận một cách không cần thiết về quần áo của cô. Một số hỏi cô vì sao đến gặp họ mà lại mặc quần dài thay vì mặc váy.

Cô đã có một trải nghiệm khó chịu tại một cuộc họp không chính thức được tổ chức bởi một chủ nhân tương lai mà trước đây đã cho cô thực tập.

“Tôi nghĩ rằng nếu tôi không trả lời câu hỏi của họ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến đánh giá và cơ hội gia nhập công ty của tôi. Tôi đã rất tuyệt vọng”, cô nói, nhấn mạnh cảm giác bất lực.

Trong một điều luật vừa được sửa đổi và dự kiến có hiệu lực từ tháng 6, chính phủ Nhật Bản đã lần đầu buộc các công ty phải thực thi các biện pháp tư vấn và đào tạo tổng quát ứng phó tình trạng quấy rối nơi làm việc. Các công ty được yêu cầu điều tra mọi khiếu nại về quấy rối, có biện pháp chế tài người vi phạm và tham vấn giới chức địa phương có thêm biện pháp xử lý.

Tuy nhiên, những thay đổi được áp dụng như thế nào vẫn chưa rõ ràng.

Trong số 110 công ty lớn được khảo sát từ tháng 1 đến tháng 2, 67,3% cho biết họ đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ các ứng viên sinh viên, một cuộc khảo sát của Kyodo News cho thấy.

Trong khi 13,6% cho biết họ đang lên kế hoạch thực hiện các bước bảo vệ, bằng với tỷ lệ công ty không có ý định hành động.

Những thay đổi chính mà các công ty đã áp dụng để chống lại sự quấy rối bao gồm yêu cầu các cuộc họp riêng lẻ được tiến hành tại các cơ sở của công ty và cấm sử dụng rượu trong các cuộc họp. 

Những nỗ lực khác bao gồm phân phối sổ tay hướng dẫn chi tiết hành vi phù hợp cho nhân viên được giao nhiệm vụ tuyển dụng và thực hiện đào tạo nội bộ để giải quyết vấn đề quấy rối.

Voice Up Japan, một nhóm vận động nhằm cải thiện bình đẳng giới ở nơi làm việc, đã nhận được khoảng 110 khiếu nại từ những người trẻ tuổi đã trải qua sự quấy rối khi tham gia quá trình tuyển dụng.

Trong một trường hợp, một nữ sinh viên phàn nàn rằng đùi của cô ấy bị sàm sỡ bởi đại diện của một công ty mà cô ấy đang nộp đơn, nhóm này cho biết.

Ở một trường hợp khác, một nữ sinh được nhân viên một công ty mời đi uống nước tại nhà hàng. Người nhân viên này cũng là nhà tuyển dụng tiềm năng. Cô bị người này liếm tay sau khi cô từ nhà vệ sinh trở lại bàn ăn. Đơn tố cáo nói rằng những người khác có mặt ở đó không có phản ứng gì ngoài cười.

Voice Up Japan cho biết vấn đề này cũng liên quan đến nam sinh viên. Một sinh viên cho biết anh ta bị thúc giục bước vào một mối quan hệ tình dục để đổi lấy lời mời làm việc.

Chisato Yamashita, một thành viên của Voice Up Japan, sinh viên Đại học International Christian ở Tokyom, cho biết, có một bầu không khí mà cười phá lên được coi là điều trưởng thành cần phải làm và có rất nhiều trường hợp xảy ra mà nhữngngười xung quanh không đề nghị giúp đỡ.

“Các công ty cần thay đổi được tư duy của nhân viên một cách căn bản. Cần đảm bảo có thêm người hỗ trợ sinh viên”, cô Chisato Yamashita nói.

Mộc Miên (Theo Japantimes)

Tin nổi bật