Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị đuổi việc vì che ô giữa văn phòng, cô gái đòi công ty bồi thường hơn 1 tỷ, bất ngờ với phán quyết cuối cùng

(DS&PL) -

Cô nhân viên đã khởi kiện công ty đòi bồi thường hợp đồng lao động cho mình số tiền lên đến 1,2 tỷ.

Mới đây, dân tình Trung Quốc liên tục truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt vụ việc một cô gái bị công ty sa thải vì lý do khó tin.

Cụ thể, cô Trương (35 tuổi) là nhân viên ở một công ty lĩnh vực cho vay ở ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cô cho biết trong phòng làm việc lắp đặt rất nhiều camera giám sát, trong đó có 1 chiếc nằm ngay trên chỗ ngồi của cô.

Vì cho rằng khoảnh khắc riêng tư của mình sẽ bị ghi lại, cô Trương đã nảy ra một ý kiến hết sức kỳ quặc. Cô sử dụng 2 chiếc ô để che chắn quanh khu vực làm việc của mình để sếp nam không quan sát được hoạt động của mình. Điều này khiến ban lãnh đạo của công ty vô cùng "chướng mắt".

Ảnh minh họa.

Sau 2 lần yêu cầu cô Trường dừng hành động vô lý lại, thậm chí là gửi cả văn bản cảnh cáo, cô nhân viên vẫn tiếp tục bỏ ngoài tai và giữ nguyên chiếc ô trong 10 ngày liên tiếp. Cuối cùng, cấp trên đã thẳng tay sa thải cô với lý do phạm nghiêm trọng kỷ luật của công ty.

Không chấp nhận quyết định của công ty, cô Trương đã đâm đơn kiện lên Toà án nhân dân cấp cao tỉnh Quảng Đông, yêu cầu đơn vị phải bồi thường cho mình số tiền 335.000 NDT (tương đương 1,2 tỷ đồng).

Sau cùng, đơn kiện của cô Trương đã bị bác bỏ, Tòa kết luận cô Trương có đủ bằng chứng để kết tội công ty chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp bởi việc lắp đặt camera giám sát lại văn phòng là hoàn toàn hợp lý. Pháp luật Trung Quốc cũng không ngăn cấm các công ty lắp đặt camera, chỉ cần không phải là ở những không gian riêng tư như phòng thay đồ, phòng nghỉ hay phòng vệ sinh.

Ảnh minh họa.

Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ, cư dân mạng đã xảy ra một cuộc tranh cãi dữ dội. Một bộ phận cho rằng lắp đặt camera ngay trên đầu nhân viên là không hợp lý, đặc biệt trong trường hợp trang phục của người nữ có phần nhạy cảm. Số khác lại hoàn toàn đồng tình với quyết định của công ty nọ, bởi chỉ có làm việc khuất tất mới cần "vô hiệu hóa" camera an ninh.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật