Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí ẩn cột sắt 6 tấn phơi nắng mưa cả ngàn năm không hề gỉ sét

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Cây cột sắt ở thành phố New Delhi (Ấn Độ) đứng vững suốt 1.600 năm mà không hề bị gỉ sét, dù tiếp xúc với nhiều điều kiện khắc nghiệt.

CNN đưa tin, khu phức hợp Qutb Minar được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới tại thành phố New Delhi, Ấn Độ có một công trình kiến trúc bằng sắt đứng vững suốt 1.600 năm mà không hề bị gỉ sét, dù tiếp xúc với nhiều điều kiện khắc nghiệt. Điều này nghe có vẻ bất hợp lý, bởi thời điểm mà nó được xây dựng không hề có sự hỗ trợ của công nghệ cao.

Cây cột sắt khổng lồ này có chiều cao 7,21m, đường kính 41cm và nặng khoảng 6 tấn. Du khách chỉ cần bước vào sân trong của đền thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam Mosque sẽ nhìn thấy cây cột sắt này với phần đỉnh trang trí trông có vẻ cổ xưa hơn cả khu phức hợp.

Cột sắt nổi tiếng nằm bên trong khu phức hợp Qutb Minar, thành phố New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images

Thông thường, các công trình được kết cấu từ sắt và hợp kim sắt khi tiếp xúc với không khí hoặc hơi ẩm sẽ bị oxy hóa theo thời gian, khiến chúng bị gỉ sét trừ khi chúng được bảo vệ. Ví dụ như tháp Eiffel được sơn bằng những lớp sơn đặc biệt. Các nhà khoa học Ấn Độ và nước ngoài đã bắt đầu nghiên cứu cây cột sắt này vào năm 1912, để tìm ra lý do giải thích vì sao công trình không bị ăn mòn.

Lý giải cho hiện tượng không bị oxy hóa theo thời gian của cây cột sắt bí ẩn này, các nhà khoa học ở Ấn Độ và trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân. Theo đó, cây cột này chủ yếu được chế tác từ sắt rèn với hàm lượng phốt pho cao (khoảng 1%) nhưng lại thiếu lưu huỳnh và magie (không giống với sắt hiện nay).

Bên cạnh đó, những người thợ thủ công cổ xưa còn sử dụng kỹ thuật có tên gọi là “Hàn - Rèn”. Những người thợ thủ công nung nóng và rèn sắt để giữ nguyên hàm lượng phốt pho cao bên trong sắt. Ngoài ra, vỏ ngoài của cây cột còn được phủ thêm một lớp mỏng bảo vệ được gọi là “misawite”. Lớp bảo vệ này là hợp chất bao gồm sắt, oxy và hydro. Theo các chuyên gia Ấn Độ, lớp mỏng bảo vệ này được hình thành dựa trên hàm lượng phốt pho cao có trong sắt và không có vôi, giúp nâng cao độ bền của cây cột theo thời gian.

Cận cảnh dòng chữ trên cột sắt. Ảnh: Shutterstock

Độ bền của cây cột sắt bí ẩn đã được chứng minh bởi những tài liệu lịch sử. Trong đó bao gồm cả sự kiện một viên đạn đại bác đã được bắn vào cây cột ở thế kỷ thứ 18 nhưng vẫn không thể phá vỡ di tích cổ này. Theo một tài liệu lịch sử, nguồn gốc của cây cột này có từ thời Đế chế Gupta, đặc biệt là dưới triều đại của vua Chandragupta II vào khoảng thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Cây cột sắt bí ẩn trong câu chuyện được dựng lên ở đền Varah trong hang Udayagiri như một tượng đài chiến thắng dành riêng cho vị thần Vishnu. Người dân còn cho rằng cây cột đã từng có một bức tượng đại bàng huyền thoại của thần Vishnu - Garuda trên đỉnh và đã bị thất lạc. 

Ngoài ra, cây cột sắt bí ẩn cũng được đề cập trong sử thi “Prithviraj Raso” được viết bởi Chand Bardai - một cận thần trong triều đại Chahamana dưới thời vua Prithviraj Chauhan. Bardai đã mô tả cột sắt giống như một chiếc đinh giữ Trái Đất nằm trên móng của vị vua rắn trong thần thoại Hindu - Sheshnag.

Trong sử thi “Prithviraj Raso”, vị thủ lĩnh Raja Anangpal đã cố gắng nhổ chiếc đinh này bất chấp những lời cảnh báo từ những người theo đạo Bà la môn về hậu quả thảm khốc. Khi cây cột được kéo ra đã để lộ phần đế màu đỏ được cho là máu của vua Sheshnag và khiến mọi người hoảng sợ vì Trái Đất sẽ bị hủy diệt. 

Theo một truyền thuyết, nếu bạn đứng tựa lưng vào cây cột và vòng tay quanh cột, giữ các ngón tay chạm vào nhau thì điều ước của bạn sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, hiện nay Cơ quan khảo cổ Ấn Độ - ASI đã dựng hàng rào xung quanh cột để bảo vệ di tích cổ này khỏi những tác động của con người.

Tin nổi bật