Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí ẩn cổ đông người Việt nắm 51% vốn tại Grab

(DS&PL) -

Từ năm 2016 đến nay, cổ đông người Việt luôn nắm tỷ lệ 51% tại Grab, nhỉnh hơn so với pháp nhân còn lại là Grab INC.

Từ năm 2016 đến nay, cổ đông người Việt luôn nắm tỷ lệ 51% tại Grab, nhỉnh hơn so với pháp nhân còn lại là Grab INC.

Cổ đông người Việt hiện đang nắm giữ 51% vốn tại Grab. Ảnh minh họa

Năm 2014, các ứng dụng gọi xe công nghệ (Grab, Uber) bắt đầu triển khai dịch vụ ở Việt Nam tuy nhiên ở thời điểm đó, chưa có hãng taxi nào để ý.

Thế nhưng, thời buổi bùng nổ công nghệ số đã giúp cho những ứng dụng gọi xe làm thay đổi cách vận hành của cả thị trường taxi. Sự dịch chuyển một lượng lớn khách hàng đang sử dụng xe ôm, taxi truyền thống sang việc gọi xe qua ứng dụng đã cho thấy một sự vận động rất khác của nhu cầu trong thời đại số

Grab xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 2/2014 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH GrabTaxi. Chỉ sau đó 8 tháng, công ty tiếp tục ra mắt dịch vụ GrabBike.

Năm 2015, Grab Việt Nam được bộ GTVT cấp phép thí điểm hoạt động tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Kể từ đó, doanh nghiệp này không ngừng phát triển lớn mạnh và chiếm lĩnh đa phần thị trường so với các đối thủ như Be hay GoViet.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Grab có sự biến động đáng kể về mặt vốn và cổ đông.

Thời điểm đầu năm 2016, Công ty TNHH Grab có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm 3 thành viên người Việt gồm: Ông Nguyễn Tuấn Anh góp 6,8 tỷ, tương ứng nắm giữ 34% vốn góp. 2 thành viên khác là ông Nguyễn Phú Sinh và Trần Anh Đức đều góp 6,6 tỷ, tỷ lệ 33% vốn.

Đến tháng 3/2016, danh sách thành viên của Grab chỉ còn 2 cái tên Grab INC - pháp nhân đến từ Quần đảo Cayman, nắm 50,5% vốn và ông Nguyễn Tuấn Anh (SN 1982) nắm 49,5%.

Chỉ sau đó 1 tháng (tháng 4/2016), doanh nhân sinh năm 1982 nâng tỷ lệ sở hữu tại Grab lên 51% và duy trì tỷ lệ đó đến tháng 3/2020.

Ông Nguyễn Tuấn Anh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Grab tại Việt Nam khi từng đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc sáng lập Grab Việt Nam, Chủ tịch HĐTV Grab Việt Nam, Tổng giám đốc Grab Financial Group Việt Nam.

Tuy nhiên, đến tháng 2/2020, vị doanh nhân này chính thức nghỉ việc ở Grab, đồng thời số cổ phần tương ứng 51% vốn góp của ông sau đó cũng "về tay" bà Lý Thụy Bích Huyền vào tháng 3/2020.

Theo tìm hiểu của PV, cũng trong khoảng thời gian này, bà Bích Huyền đã đem toàn bộ cổ phần tại Grab trị giá 10,2 tỷ đồng đem thế chấp tại Công ty TNHH GPay Network Việt Nam (GPay Network Việt Nam).

Thú vị hơn là, GPay Network Việt Nam do Grab sở hữu 100% vốn, đồng nghĩa với việc, bà Lý Thụy Khánh Huyền đem toàn bộ số cổ phần của Grab thế chấp tại chính công ty con của Grab.

Đến tháng 9/2020, bà Huyền tiếp tục thế chấp 100% vốn Công Ty TNHH G-Trees (trị giá 50 triệu đồng) cũng vẫn tại GPay Network Việt Nam.

GPay Network Việt Nam được thành lập vào tháng 11/2017, với vốn điều lệ là 50 triệu đồng, do ông Nguyễn Tuấn Anh làm Chủ tịch. Doanh nghiệp này cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho Grab tại Việt Nam.

Đến tháng 11/2018, công ty không được cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán theo thông tin công khai của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tìm hiểu về Công Ty TNHH G-Trees, doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý với vốn điều lệ 50 triệu đồng.

G-Trees do bà Nguyễn Thái Hải Vân là Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật.

Bà Vân hiện tại cũng đang giữ chức Giám đốc điều hành kiêm Người đại diện pháp luật tại Grab Việt Nam. 

Đầu tháng 12/2020, để phản đối việc Grab tăng 5-6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc, hàng trăm tài xế của Grab đã mặc đồng phục và tập trung trước cửa công ty TNHH Grab tại Hà Nội để biểu tình.

Không những vậy, không ít tài xế đã cùng tắt ứng dụng để đình công, bày tỏ sự bức xúc.

Liên quan đến việc này, mới đây Tổng cục Thuế đã có văn bản yêu cầu phía đơn vị này giải trình về việc doanh nghiệp này áp đặt tăng cước, tăng phí lên các lái xe.

Tổng cục Thuế khẳng định, Grab phải chịu trách nhiệm và phải giải trình về việc dựa vào sự thay đổi trong chính sách thuế của Nghị định 126/2020 để tăng cước. Các tổ chức này chỉ khấu trừ và khai thay, nộp thay cho cá nhân đối với thuế VAT theo quy định không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân.

Bạch Hiền

Tin nổi bật