Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé trai tử vong thương tâm sau 4 ngày mắc kẹt dưới giếng sâu

(DS&PL) -

Vụ việc cậu bé 2 tuổi ở Ấn Độ bị mắc kẹt dưới giếng sâu và tử vong sau 4 ngày vì sự chậm trễ trong công tác cứu hộ đã khiến dư luận phẫn nộ.

Vụ việc cậu bé 2 tuổi ở Ấn Độ bị mắc kẹt dưới giếng sâu và tử vong sau 4 ngày vì sự chậm trễ trong công tác cứu hộ đã khiến dư luận phẫn nộ.

Rất đông người dân có mặt chứng kiến vụ giải cứu cháu bé bị mắc kẹt dưới giếng - Ảnh: Gulf News India 

Trang Gulf News India đưa tin, trường hợp tử vong của bé Fatehveer Singh đã thu hút sự quan tâm của người dân Ấn Độ. Vụ tai nạn xảy ra hôm 6/6 khi bé Fatehveer Singh rơi xuống giếng sâu 33m bị bỏ hoang nằm ở khu vực Sangrur, bang Punjab khi đang chơi đùa.

Do miệng giếng chỉ rộng 23cm nên hoạt động giải cứu của hàng chục nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên gặp khó khăn.

Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia (NDRF) đã kéo thi thể cậu bé ra khỏi giếng vào lúc 5h (giờ địa phương) ngày 11/6.

Suốt khoảng thời gian bị mắc kẹt dưới giếng, cậu bé chỉ được cung cấp oxy nhưng không có thức ăn hay nước uống. Em được đưa đến một bệnh viện ở TP. Chandigarh nhưng đã qua đời.

Trong nỗ lực giải cứu cháu bé, lực lượng chức năng đã đào một cái hố song song với giếng và lắp vào đó một cái ống rộng 0,9m để tiếp cận bé Singh.

Cháu bé đã tử vong dưới giếng trước khi được đưa ra ngoài vào ngày 11/6 - Ảnh: Gulf News India

Vụ giải cứu cháu bé thất bại đã khiến dân làng vô cùng bất mãn. Hôm 11/6, những người này đã tập trung và hô to khẩu hiệu chống lại chính quyền bang này.

"Tại sao lại đưa cháu tôi đến bệnh viện khi nó đã qua đời?", ông nội của cậu bé bức xúc. Ông cũng khẳng định trên người của bé Singh có những vết thương nghiêm trọng. "Cháu tôi bị kéo lên bằng dây thừng", người ông của bé Singh nói thêm.

Những người biểu tình cũng chặn tuyến đường chính trước khi cảnh sát được triển khai để ngăn diễn biến tồi tệ.

"Hoạt động giải cứu diễn ra chậm trễ vì thiếu sự hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật cần thiết", một người dân địa phương cho hay.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật