Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé trai nhầm giới tính vì không có hậu môn, bộ phận sinh dục

(DS&PL) -

Sinh ra không có bộ phận sinh dục và hậu môn, bé trai được chứng sinh là nữ và phải đi vệ sinh bằng bộ phận nhân tạo khiến em đau thấu xương.

Sinh ra không có bộ phận sinh dục và hậu môn, bé trai được chứng sinh là nữ và phải đi vệ sinh bằng bộ phận nhân tạo khiến em đau thấu xương.

Sống nhờ hậu môn, bàng quang nhân tạo

Anh Lý Duy Sanh (25 tuổi) và chị Nông Thị Thanh (23 tuổi) cùng trú tại buôn K’Doh, xã Ea Ta, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk kết hôn với nhau và sinh hạ được cháu Lý Thị Thu Anh (6 tuổi). Nhưng thật trớ trêu là Thu Anh sinh ra không có hậu môn và bộ phận sinh dục.

Chị Thanh kể: “Khi tôi mang thai đến tháng thứ 6 thì sức khỏe không được tốt thường xuyên đau ốm rồi bị chảy máu trong người. Tôi được chồng đưa đi bệnh viện và các bác sĩ nói phải mổ mới cứu được cháu bé trong bụng. Lúc sinh ra, Thu Anh không có bộ phận sinh dục và hậu môn nên bác sĩ chứng sinh cho cháu là nữ. Theo đó nên vợ chồng tôi đặt tên con là Lý Thị Thu Anh".

Bé Anh phải đi vệ sinh bằng hậu môn nhân tạo.

Đứa trẻ sinh ra rất yếu, lại mang trên mình dị tật không có hậu môn, bộ phận sinh dục nên bác sĩ bệnh viện nhi đồng 2 ở TP.HCM đến nói với anh Sanh là phải phẫu thuật thì cháu bé mới vệ sinh bình thường như bao người khác.

Ca phẫu thuật tạo hậu môn và bàng quang được tiến hành ngay bên hông của cháu. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật thành công được khoảng 15 ngày thì sức khỏe của cháu giảm sút, khả năng cháu sống được là rất khó.

“Lúc ấy, bác sĩ nói với tôi là sức khỏe của cháu không đủ để duy trì sự sống nên khuyên chúng tôi đưa cháu về nhà. Nghe bác sĩ nói như vậy, tôi vô cùng xót xa còn vợ tôi thì ngày đêm khóc vì thương con”, anh Sanh kể lại giây phút thập tử nhất sinh của bé Thu Anh.

Như một phép màu xảy ra, Thu Anh được đưa về nhà sống cùng cha mẹ thì sức khỏe lại tiến triển tốt, cơ thể bỗng thêm da thêm thịt và vẫn sống cùng anh chị đến ngày hôm nay. “Thú thật là tôi không nghĩ rằng cháu có thể qua khỏi, cháu ít khi bú sữa, cơ thể chỉ còn da bọc xương, thế mà từ khi đưa về nhà, sức khỏe của cháu dần hồi phục và sống đến nay với vợ chồng tôi được 6 năm rồi”, chị Thanh cho biết.

Đi tìm giới tính cho Thu Anh

Lớn lên, giọng nói, khuôn mặt, cử chỉ, cách ăn mặc… của cháu đều giống con trai. Hơn nữa, trong lúc anh chị đưa con đến trường để đăng ký học thì nhà trường không nhận, phần vì không rõ giới tính nam hay nữ, phần vì cháu không thể kiểm soát được việc vệ sinh của mình sẽ gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.

Thấy con đến tuổi đi học mà vẫn phải ở nhà, thua thiệt so với đám bạn cùng trang lứa, dù kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng vợ chồng anh chị vẫn quyết định đưa cháu đi xét nghiệm tại bệnh viện nhi đồng 2 để cháu được danh chính ngôn thuận là nam hay nữ. "Bệnh viện đã kết luận cháu là nam chứ không phải nữ, sắp tới gia đình tôi phải làm lại giấy khai sinh cho cháu, để nó được đến trường như bao đứa trẻ khác", người mẹ quả quyết.

Bé Anh may mắn thoát chết, nhưng mỗi ngày đều phải đối diện với những cơn đau thấu xương vì hậu môn và bàng quang nhân tạo có nhiều biến chứng. Thu Anh càng lớn thì xương sườn càng phát triển đè lên hậu môn. Mỗi lần ngủ, chơi đùa, xương sườn va chạm với hậu môn là em lại bị đau khóc thét lên và anh chị lại phải đưa cháu bé đi phẫu thuật lần nữa để xương sườn không còn va chạm với hậu môn nữa.

Từ thời điểm này, Thu Anh không thể chủ động đi vệ sinh theo ý muốn của mình qua hậu môn và bàng quang nữa. Mỗi lần cháu bé buồn đi giải hay đại tiện, chất thải sẽ tự động từ bên trong cơ thể rỉ ra bên ngoài, mùi hôi nồng nặc. Không chỉ mất kiểm soát lúc vệ sinh, khi Thu Anh đại tiện cũng chỉ ra nước nên toàn thân ướt sũng. Ít khi bé Anh mặc quần áo, suốt ngày ở truồng.

Khi chất thải trong người Thu Anh bị đẩy ra ngoài, mẹ cháu lại phải dùng giẻ để lau.

Mới 6 tuổi, nhưng mỗi lần đi viện là cháu bé lại bị phát hiện thêm bệnh mới trong người. Hiện tại, cháu còn mắc bệnh thận ứ nước, sỏi thận. "Có khi một tháng cháu phải đi viện điều trị đến 3 lần, thời gian nằm viện nhiều hơn thời gian ở nhà. Mỗi lần đi viện là tốn cả chục triệu, có lần lên đến 30 triệu, vợ chồng tôi quay chong chóng vì tiền viện phí”, chị Thanh nói.

Đến nay, để có tiền chữa trị cho Thu Anh, vợ chồng anh Sanh đã phải bán đi ngôi nhà mình ở và phải dọn đồ đến ở cùng với anh Nguyễn Quốc Việt (29 tuổi), là anh rể của anh Sanh.

Đôi vợ chồng lập nghiệp từ hai bàn tay trắng với vỏn vẹn miếng đất nhỏ vừa để xây dựng ngôi nhà lấy cái che nắng che mưa. Quanh năm, suốt tháng đi làm nương rẫy thuê cho người ta cũng không sao no đủ. Cái nghèo cứ mãi đeo bám, lại thêm bệnh tật của người con khiến gia đình nhỏ nằm trong vùng sâu của tỉnh Đắk Lắk khánh kiệt.

Bà Thái Thị Anh Hòa, Chủ tịch hội Phụ nữ xã Ea Ta cho biết: “Hoàn cảnh gia đình anh Sanh đặc biệt khó khăn, con nhỏ lại bệnh tật. Cháu Anh do không có hậu môn và bộ phận sinh dục nên việc đi lại, vệ sinh gặp rất nhiều khó khăn. Anh Sanh thậm chí đã phải bán nhà để có tiền điều trị cho con”.

Tin nổi bật