Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Kịch bản ông Trump đắc cử khiến EU "như ngồi trên đống lửa"

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Nếu ông Trump áp đặt các mức thuế mới sau khi tái đắc cử, EU sẽ có sẵn một danh sách các biện pháp trả đũa mạnh mẽ để gây sức ép ngay từ đầu.

Hàng loạt mối lo ngại của EU

Politico dẫn thông tin từ các quan chức cấp cao và các nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 11 tới và khơi mào một cuộc chiến thương mại.

Các mối lo ngại gia tăng sau khi ông Trump, ứng viên đại diện cho Đảng Cộng hòa, tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại mới nhắm vào EU nhằm xử lý tình trạng thâm hụt nghiêm trọng trong xuất nhập khẩu giữa hai bên. Cựu Tổng thống cho rằng các đồng minh, đặc biệt là EU, đã "lợi dụng" Mỹ nhiều hơn cả các đối thủ khác, đồng thời đề cập đến con số thâm hụt thương mại 300 tỷ USD.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty

Mâu thuẫn nảy sinh kể từ khi ông Trump, trong nhiệm kỳ tổng thống trước đó, áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ châu Âu vào năm 2018. Ông thậm chí còn đe dọa áp thuế lên ô tô từ EU, lập luận rằng sự cạnh tranh của EU đang đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

Để đáp trả, EU đã áp thuế lên một loạt các sản phẩm của Mỹ, bao gồm xe máy của Harley-Davidson Inc và quần jean Levi Strauss & Co sản xuất

Mặc dù vậy, việc ông Trump sẵn sàng cải tổ chuỗi cung khiến EU vẫn lo ngại. "Lần trước chúng tôi không tin ông Trump sẽ thực sự đi xa tới đâu. Lần này chúng tôi đã có thời gian để chuẩn bị. Châu Âu đã thay đổi rất nhiều và chúng tôi sẽ sẵn sàng hành động", một trong những nhà ngoại giao EU nói với Politico.

Nếu ông Trump áp đặt các mức thuế mới sau khi tái đắc cử, EU sẽ có sẵn một danh sách các biện pháp trả đũa mạnh mẽ để gây sức ép ngay từ đầu. Các nhà ngoại giao EU nhận định rằng phản ứng càng quyết liệt, ông Trump càng có thể nhanh chóng phải ngồi vào bàn đàm phán trong thế yếu.

Một trong những điểm nóng trong cuộc chiến thương mại tiềm tàng này chính là ngành công nghiệp ô tô của Đức, vốn đã bị ông Trump đe dọa áp thuế lên đến 20% trong nhiệm kỳ trước. Ông cho rằng động thái này sẽ buộc các nhà sản xuất như Volkswagen, BMW và Daimler chuyển sản xuất sang Mỹ, vừa giúp giảm thâm hụt thương mại, vừa là đòn bẩy để đạt các thỏa thuận có lợi.

Ngành công nghiệp ô tô giữ vai trò quan trọng tại nền kinh tế EU. Ảnh minh họa

Ngành công nghiệp ô tô Đức có mối liên kết chặt chẽ với nhiều nền kinh tế khác trong EU. Một cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ gây thiệt hại lớn, không chỉ với Đức mà còn với toàn bộ chuỗi cung ứng ở EU.

Lo lắng xen lẫn kỳ vọng

Mục tiêu của EU không phải kéo dài cuộc đối đầu thương mại, các quan chức của họ vẫn kỳ vọng rằng với bản chất là một người thích đàm phán, ông Trump sẽ sẵn sàng tìm đến một thỏa thuận, giống như ông đã từng làm với NAFTA, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc.

Thời gian là yếu tố quan trọng và EU cần hành động nhanh sau bầu cử để bảo vệ lợi ích của mình.

Hiện tại, cuộc chiến thép giữa EU và Mỹ đã được tạm dừng, sau khi lệnh đình chỉ thuế quan của EU kéo dài thêm 15 tháng vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, lệnh này sẽ hết hiệu lực vào tháng 3 năm tới, ngay sau khi Tổng thống Mỹ tiếp theo nhậm chức. Dù ông Trump hay bà Kamala Harris có lên cầm quyền, EU vẫn sẽ phải tính toán lại các chiến lược thương mại của mình.

Tin nổi bật