Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bật mí khoa học về hiện tượng đỏ mặt sau khi uống rượu

(DS&PL) -

Khoa học đã giải thích rõ vì sao có những người hễ uống rượu lại đỏ mặt và dễ say. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt di truyền một trong các enzyme đóng vai trò quan trọng.

Khoa học đã giải thích rõ vì sao có những người hễ uống rượu lại đỏ mặt và dễ say. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt di truyền một trong các enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy rượu. 

Mới đây, nghiên cứu con người trước và sau khi uống rượu của tiến sĩ Terry Mulhern - giảng viên cao cấp về hóa sinh và sinh học phân tử, Đại học Melbourne (Úc) được đăng tải trên tạp chí The Conversation cho biết, có tới gần 1/3 người dân ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dễ bị đỏ mặt khi uống rượu. Xét về mặt di truyền, hiện tượng này cũng phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á khác, đặc biệt là khu vực Đông Á.

Nguyên nhân là do sự thiếu hụt di truyền một trong các enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy rượu: aldehyde dehydrogenase.

Ông cũng cho biết thêm, những người uống rượu hay đỏ mặt, hay say đừng vội khó chịu. Bởi, xét dưới góc độ khoa học, chính sự thiếu hụt enzyme và chứng đỏ mặt đã giúp người châu Á ít khổ sở hơn người châu Âu vì chứng nghiện rượu.

Đỏ mặt sau khi uống rượu thường tập trung ở những nước châu Á.

Nghiên cứu của tiến sĩ Mulhern được cụ thể như sau:

Rượu phân hủy tại gan của bạn trong hai bước.

- Đầu tiên, men rượu dehydrogenase chuyển đổi rượu thành một chất hóa học là acetaldehyde.

- Tiếp theo, một enzyme thứ hai, aldehyde dehydrogenase - lại chuyển acetaldehyde thành acid acetic, một chất vô hại.

Sự thiếu hụt enzyme này khiến người uống rượu nhanh chóng bị đỏ mặt, cơ thể khó chịu, nôn nao, dẫn đến cảm giác say, hay còn được gọi là say rượu... Điều này giúp bạn nhận ra khi nào nên dừng uống rượu. Người châu Âu thì khác, họ không thiếu hụt enzyme này nên khả năng uống rượu của họ cao, nhưng họ lại không biết được cơ thể mình đã vượt ngưỡng rượu cho phép chưa, nên dễ dẫn đến hiện trạng mất kiểm soát, dễ 'gục ngã'.

Thế nhưng, một điều đáng buồn cho những ai dễ say rượu, dễ đổ mặt sau khi sử dụng chất có cồn vì hiếu hụt enzyme trên là vẫn cố cắn răng chịu đựng mà uống cho đến gục, nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến rượu (như ung thư thực quản) sẽ cao hơn những người uống mà không đỏ mặt.

Đồng quan điểm, tiến sĩ, nhà hóa sinh học Kenneth Warren thuộc Viện quốc gia về chống lạm dụng rượu và nghiện rượu (NIAAA) cũng cho hay: không phải bất cứ ai cũng vướng phải hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia.

Ông cho biết, ở người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên rất rõ.

Việc giãn mao mạch khiến mặt đỏ cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh huyết áp, gan...

Mỹ An  (Theo The Conversation)

Tin nổi bật