Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, nhiều người đã chữa khỏi và nhiều người thì không, va muốn chữa khỏi cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, không chỉ là thuốc.
Phương pháp dùng năng lượng tự thân để chữa ung thư
Chúng ta luôn đặt câu hỏi, tại sao đều là mắc ung thư, nhưng có người chữa khỏi, có người phải ra đi? Chúng ta luôn cảm thấy khó tin khi những người "bị bệnh viện trả về" lại vẫn tiếp tục sống lâu nhiều năm sau đó?
Để tìm câu trả lời này, nhóm chuyên gia ung thư mà đại diện là bác sĩ Trương Hỷ Phong, Khoa ung thư máu, Bệnh viện Trịnh Châu (Trung Quốc) đã nghiên cứu và công bố kết quả bất ngờ về việc làm thế nào để sử dụng năng lượng tự thân tạo ra kỳ tích phục hồi chức năng sau khi ung thư.
Tại sao ung thư có thể "giết" người này, mà "tha" người khác?
Như chúng ta đều biết, ung thư là một loại bệnh khó chữa. Nhưng khó không có nghĩa là không thể chữa khỏi, càng không phải là bệnh vô phương cứu chữa. Điều này đã được chứng minh bằng rất nhiều các trường hợp chiến thắng ung thư trên toàn thế giới.
Có một điều chúng ta phải đặt câu hỏi, tại sao có người chữa khỏi, có người lại không? Ngoài ra, tại sao một số bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối vẫn chữa khỏi, trong khi những người khác mới mắc ở giai đoạn đầu vẫn phải từ giã cuộc đời?
Thậm chí tệ hơn, tại sao một số người gần như không điều trị mà bệnh tự biến mất, còn một số người điều trị kịp thời nhưng lại tái phát? Lý do sâu xa của việc này là điều rất đáng để các bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên dành thời gian xem xét nghiêm túc.
Để giải thích cho hiện tượng này, đa số cộng đồng y tế chỉ có thể giải thích một cách "hời hợt và đáng thất vọng" rằng đó là do sự khác biệt của từng cá nhân. Vậy, rốt cuộc thì sự khác biệt cá nhân đó cụ thể là gì?
Liệu chúng ta có thể giải thích được bí mật về sự khác biệt đó không? Nếu chúng ta tìm thấy một quy luật nào đó, dùng nguyên lý đó để hỗ trợ các bệnh nhân điều trị và phục hồi bệnh của mình được hay không?
Trải qua nhiều thời gian nghiên cứu nghiêm túc và công phu, chúng tôi (BS Trương Hỷ Phong) thấy rằng đằng sau những bí mật huyền diệu đó đều có một nguyên tắc cụ thể. Đó chính là sự khác biệt giữa những bệnh nhân điều trị lâm sàng, khi thái độ và trạng thái tâm lý tốt, hành vi tích cực thì rất dễ tạo nên những kết quả phục hồi kỳ diệu.
Ngược lại, người nào tâm lý càng bất ổn, thái độ tiêu cực, hành vi thiếu lạc quan thì kết quả điều trị phục hồi kém, thậm chí tử vong nhanh chóng. Điều này mở ra cho nhóm nghiên cứu rất nhiều cảm hứng và niềm tin.
Sức đề kháng của bệnh nhân ung thư là một trong những yếu tố quyết định có chiến thắng bệnh ung thư hay không. Điều này đã được chứng minh thông qua việc có nhiều người cùng giới tính, cùng độ tuổi, cùng mắc 1 loại bệnh ung thư ở cùng một giai đoạn phát triển bệnh, cùng dùng 1 phác đồ điều trị nhưng kết quả điều trị giữa họ không hoàn toàn giống nhau.
Ngược lại, có những người không nhận được sự điều trị và can thiệp y tế kịp thời hoặc đã chữa nhưng không khỏi, bị bệnh viện trả về lại có thể vượt qua được lưỡi hái tử thần, sống bình thường như chưa từng mắc bệnh.
Những ví dụ trên cho thấy, chức năng tự chữa lành của cơ thể là vô cùng mạnh mẽ và đặc biệt quan trọng. Có thể nói một cách không khoa trương rằng, sức đề kháng trong nội tại cơ thể là nhân tố cơ bản nhất để chiến thắng ung thư, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc.
Những giai đoạn điều trị lâm sàng, năng lượng nội tại của cơ thể có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Sau giai đoạn điều trị, nó lại giúp duy trì lâu dài hiệu quả điều trị và phòng chống sự tái phát hoặc di căn.
Điều này cho chúng ta biết rằng, điều trị ung thư phải dựa vào sự kết hợp giữa y học và bản thân người bệnh. Bác sĩ điều trị dựa trên cơ sở khoa học, bệnh nhân phải tích cực phối hợp, chủ động can thiệp và áp dụng tất cả năng lượng nội tại của bản thân để nâng cao khả năng chữa trị.
Bệnh nhân ung thư tự thân họ đều có một khả năng tâm lý tiềm ẩn vô cùng lớn. Năng lực tiềm ẩn này có thể hỗ trợ việc hồi phục tình trạng bệnh thông qua sự kết nối giữa tâm sinh lý và hệ miễn dịch, là nhân tố quyết định có tính cốt lõi đến quá trình điều trị và phục hồi.
Vì vậy, khi một người biết mình đã mắc bệnh thì cần phải làm gì?
Một số người sau khi biết "tin dữ" đã có thái độ phản ứng dữ dội với sự việc, khiến cho năng lực tiềm ẩn này tiếp tục khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, thúc đẩy tế bào ung thư trở thành ác tính, làm giảm hiệu quả điều trị, dễ dàng tái phát và di căn nhanh.
Đáng tiếc rằng có rất nhiều bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh này.
Một số trường hợp khác, họ tự nhận thức bệnh và thay đổi quan niệm, họ tư duy tích cực, dẫn dắt năng lực tiềm ẩn trong cơ thể đi theo hướng ngược lại đám đông vừa nói ở trên, khiến cho năng lực tự thân trong cơ thể được phóng thích, chống lại và loại bỏ các tế bào ung thư.
Từ đó bệnh ung thư tiến triển theo chiều hướng nhẹ dần, quá trình điều trị thuận lợi, hồi phục nhanh và tránh được di căn.
Thật đáng tiếc rằng trong quá trình điều trị thực tế, vì trạng thái tinh thần suy sụp nên năng lực nội tại này không được phát huy. Hiện tượng này tiếp tục diễn ra trong nhiều bệnh nhân mà họ không thể điều chỉnh tâm lý, số người như vậy khá đông dẫn đến hậu quả đáng tiếc mà chính các bác sĩ cũng không thể giúp được.
Đâu là lý do? Làm sao để mọi bệnh nhân đều hiểu rằng trạng thái tâm lý trong việc chữa bệnh vô cùng quan trọng?
Thứ ba: Phương pháp điều trị bằng "tâm pháp"
Trạng thái tâm lý của bệnh nhân là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Sau đây là một số điều cần biết.
Công thức điều trị
Hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng = Trạng thái tâm lý + Mức độ nghiêm trọng của bệnh
Công thức trên cho thấy, hiệu quả trong điều trị và phục hồi của bệnh ung thư (tỷ lệ chữa khỏi bệnh, thời gian có thể sống, chất lượng cuộc sống) có thể so sánh với mức độ nghiêm trọng của bệnh (loại bệnh, giai đoạn bệnh, tính chất của bệnh).
Điều này có thể dễ hiểu, rằng nếu cùng một loại bệnh, thì bệnh càng nặng, hiệu quả điều trị càng thấp. Còn cách điều trị càng hợp lý, thì hiệu quả càng tốt. Sau khi phân tích công thức trên, chúng ta có thể phát hiện thêm rằng, bệnh nặng hay không đều đã được định hình rõ khi vừa phát hiện, điều này không thể làm đảo ngược nữa.
Trong khi đó, điều trị hợp lý nghĩa là bạn sẽ được áp dụng một phác đồ điều trị khoa học, có sẵn. Kết quả điều trị cũng sẽ nằm trong phạm vi đã được dự đoán trước, yếu tố này là cố định. Nói một cách dễ hiểu, khi bệnh ở một mức độ nào đó, can thiệp y tế cũng chỉ giải quyết được trong phạm vi đó thôi, ít khi có sự đột biến.
Nhưng ngược lại, yếu tố tâm lý trong quá trình điều trị có thể có những tác động vô cùng khác biệt giữa người này và người khác, giữa giai đoạn bệnh này và giai đoạn bệnh khác. Điều khác biệt này chính là kết quả dẫn đến mỗi người một số phận sau khi mắc ung thư.
Tóm lại, những người có thái độ tiêu cực bi quan thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn. Còn những người có thái độ lạc quan tích cực, hệ miễn dịch sẽ phát triển mạnh hơn, hỗ trợ khả năng phục hồi nhanh hơn.
Khi chúng ta đã biết công thức để chiến thắng ung thư rồi, vẫn rất khó để thuyết phục người mắc bệnh nên thực hiện theo như vậy. Lý do là một khi đã mắc ung thư, nếu nhắc họ nhìn những người đã chiến thắng ung thư để học tập, người bệnh sẽ ngay lập tức nghĩ rằng đó là thiểu số, thiếu sự tin tưởng, và khó cải thiện tâm trạng bi quan buồn rầu.
Trạng thái tâm lý để đối mặt với quá trình điều trị bệnh ung thư giống như đồng hồ đếm ngược. Người nhanh chóng thay đổi thái độ thì bệnh sẽ phục hồi nhanh, còn người làm chậm quá trình này thì sẽ hết thời gian vàng để điều trị.
Thứ tư: Giải pháp thay đổi nhận thức
Có một công thức chung, là sau khi biết mình mắc bệnh nan y, bạn hãy cứ buồn khổ một chút, sốc một chút, sau đó là bình tĩnh trở lại, rồi bắt đầu chuyển thái độ, trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Bạn phải tự tìm thấy lý do là phải tiếp tục được sống, có khát vọng sống mãnh liệt.
Từ mục tiêu này, bạn sẽ đọc thông tin về bệnh tình, tìm kiếm bác sĩ, ổn định tâm lý và tiến hành quá trình chữa bệnh để quyết tâm giữ lấy sự sống.
Sau khi đã tìm hiểu và biết rõ về bệnh, trao đổi với bác sĩ, nói chuyện với những người đã chiến thắng ung thư, dần dần sẽ nhận thức được rằng, ung thư không đáng sợ như người ta vẫn tưởng, ung thư không có nghĩa là chết.
Sau khi vượt qua điều này, tâm trạng của người bệnh sẽ hoàn toàn thay đổi, họ tin rằng ung thư có thể chữa khỏi. Khi mang trong mình niềm tin này, tự nhiên sẽ thay đổi thái độ, tin rằng bệnh sẽ chuyển biến tốt, từ cơ sở này, năng lượng tự thân trong cơ thể sẽ phát triển, hệ miễn dịch tăng lên, đẩy lùi bệnh tật.
Khi đã có tinh thần tốt nhất để chữa bệnh, người bị ung thư sẽ có thái độ tích cực hơn trong việc phối hợp với bác sĩ, có tinh thần đấu tranh với bệnh, điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục hợp lý, kiên trì trong thời gian dài thì cuối cùng, hiệu quả chữa bệnh sẽ đạt được mức độ lý tưởng nhất.
Trong suốt quá trình điều trị, các bác sĩ đã rút ra kinh nghiệm tâm lý chữa lành ung thư, gọi là "tâm pháp" với sơ đồ tóm tắt như sau:
Nuôi khát vọng được sống → Nhận thức rõ về lý thuyết chữa bệnh theo khoa học → Nhìn nhận đúng về bệnh → Nuôi dưỡng thái độ tích cực → Duy trì một tâm trạng tốt → Giữ niềm tin vững chắc → Có ý chí mạnh mẽ → Có hành động tích cực → Nhận kết quả khả quan.
Đây là một quy trình điều trị bệnh bằng tâm lý tích cực, nó giống như quá trình phân chia tế bào hạt nhân, có thể kích hoạt nảy mầm những hạt giống miễn dịch đang tiềm ẩn trong cơ thể, khi năng lượng bên trong cơ thể phát triển ở mức cao, sẽ phá hủy tế bào ung thư, tạo ra kỳ tích, hồi phục kỳ diệu trong điều trị.
Đây cũng là một quy luật chính xác trong việc phục hồi chức năng, nó không chỉ mở khóa những bí mật cho chúng ta hiểu về sự phục hồi kỳ diệu sau khi mắc ung thư, mà còn giúp bệnh nhân đi đúng hướng, giúp giới y học đi đúng con đường nên đi trong quá trình điều trị.
Đây là một phương pháp phòng chống và điều trị ung thư được nhóm nghiên cứu gọi là "Tâm pháp" (biện pháp điều trị bằng trái tim). Chỉ cần bệnh nhân hiểu rõ được những tác dụng kỳ diệu của năng lượng bên trong cơ thể một cách nghiêm túc, tin tưởng thì việc điều trị ung thư sẽ đạt được những kỳ tích mà chính bạn cũng cảm thấy khó tin.
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Bệnh nhân đang điều trị ung thư nên ăn gì và không nên ăn thực phẩm gì để giảm tác dụng phụ và đẩy nhanh quá trình hồi phục?
Đối với người đang điều trị bệnh ung thư, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không những có thể giảm các triệu chứng đau đớn khi điều trị mà còn hỗ trợ, kéo dài số năm sống. Bởi thế vấn đề người bệnh ung thư nên ăn gì để nhanh hồi phục được nhiều người quan tâm.
Chế độ dinh dưỡng quan trọng thế nào với bệnh nhân ung thư
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ người bệnh rất nhiều, cả trong và sau khi điều trị ung thư. Ngoài tác dụng tăng cường các cơ, duy trì trọng lượng ổn định, cung cấp năng lượng, chế độ dinh dưỡng còn có nhiều tác dụng như:
- Hạn chế tác dụng phụ khi điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục
- Giúp vết thương mau lành, tăng tốc độ tái tạo tế bào sau mỗi đợt phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
- Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể và tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn
- Giảm nguy cơ tế bào ung thư quay trở lại
Những nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Trong thời gian điều trị bệnh
Bệnh nhân cần nhiều năng lượng. Nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều vào cùng một bữa. Có thể ăn vặt bằng trái cây, rau củ quả luộc, sữa chua, bánh quy, bánh ngọt, trứng luộc, các loại hạt hoặc hoa quả sấy.
Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh có thể giảm cân đột ngột. Trường hợp này vẫn tuân theo nguyên tắc chia nhỏ bữa ăn. Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng nhiều calo như sữa, các loại hạt, phô mai, bánh quy, các loại rau lá xanh.
Ngoài ra có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung thuốc vitamin và các thực phẩm dinh dưỡng khác.
Sau khi điều trị bệnh
Ăn đa dạng thực phẩm để đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nguy cơ bị giảm cân. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn phải chịu các tác dụng phụ, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng. Duy trì ăn những món loãng, dễ tiêu và vẫn chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Quá trình hồi phục
Tuân theo chế độ dinh dưỡng căn bằng như theo hình minh họa sau:
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì?
Ung thư phổi
Để hỗ trợ điều trị bệnh, người mắc ung thư phổi nên ăn những món giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu như thịt nạc, thịt bò hầm, súp rau củ, cháo và các loại rau lá xanh.
Bệnh nhân đang điều trị ung thư phổi nên kiêng ăn những thực phẩm gây đờm nhớt như những món nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá bổ dưỡng và nhiều chất béo,thực phẩm tính hàn. Nói chung kiêng thịt mỡ, hải sản, lạc, khoai lang, đồ chiên rán.
Ung thư vú
Với bệnh nhân ung thư vú, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, cá, ngũ cốc. Hạn chế ăn thịt đỏ.
Ung thư dạ dày
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày cần đầy đủ các nhóm dưỡng chất (đạm, béo, tinh bột, rau quả). Tuy nhiên thức ăn cần nấu chín mềm và loãng. Bệnh nhân nên kiêng các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, thực phẩm chua, thực phẩm gây đầy bụng, ợ nóng như đậu đỗ, hành, thực phẩm tăng tiết axit như nước sốt thịt và kiêng rượu bia, cà phê, trà.
Ung thư gan
Những thực phẩm tốt cho gan, giàu vitamin B, C và axit amin là những thực phẩm bệnh nhân ung thư gan nên ăn. Nên kiêng ăn thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, trứng cá, lòng đỏ trứng.
Ung thư vòm họng
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn các món loãng, uống nước ép rau củ quả, ăn những đồ thanh đạm. Tránh những đồ nóng, cay và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào để giảm các tác dụng phụ khi điều trị?
Trong thời gian điều trị ung thư, bệnh nhân phải chịu các tác dụng của thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng, nhiệt miệng.