Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser (ATGM) do Ấn Độ sản xuất được tích hợp đầu đạn chống tăng có sức công phá mạnh.

Ngày 4/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser (ATGM) do nước này sản xuất tại một cơ sở quân sự ở thành phố Ahmednagar, bang Maharashtra.

Bộ Quốc phòng cho biết tên lửa đã tiêu diệt các mục tiêu với độ chính xác ở hai tầm bắn khác nhau. Ảnh: ndtv.com

Theo nguồn tin trên, các tên lửa thử nghiệm đã phá hủy mục tiêu một cách chính xác ở 2 tầm bắn khác nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đã chúc mừng nhà sản xuất ATGM là Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) và quân đội Ấn Độ về cuộc thử nghiệm thành công này.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành từ Xe tăng Chiến đấu chủ lực (MBT) Arjun. Các hệ thống đo lường từ xa đã ghi nhận hiệu suất bay của tên lửa này đạt yêu cầu.

Tên lửa ATGM được tích hợp đầu đạn chống tăng có sức công phá mạnh (HEAT) để đánh bại các xe bọc thép được bảo vệ bằng Giáp phản ứng nổ (ERA). ATGM được phát triển với khả năng phóng trên nhiều nền tảng và đang được thử nghiệm đánh giá kỹ thuật từ pháo 120 mm của xe tăng MBT Arjun.

Hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đã thử nghiệm thành công tên lửa Agni-IV có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Agni-IV nặng 17 tấn; dài 20m; đường kính 1,2m và có 2 tầng. Tên lửa mang được đầu đạn nặng 1 tấn, loại đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường được lắp cho Agni-IV sẽ tùy theo nhiệm vụ của kíp chiến đấu. Tầm bắn nằm trong khoảng 3.000-4.000km. Độ lệch mục tiêu đồng tâm (CEP) của Agni-IV là khoảng 100m.

Trước đó, Ấn Độ cũng phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được thiết kế nhằm tấn công các hạm đội của đối phương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tên lửa Agni-P, hay còn được gọi là Agni Prime, được phóng từ một đảo nhỏ ngoài khơi bang Odisha, phía Đông Ấn Độ.

ên lửa được phóng thử lần đầu tiên hồi tháng 6/2021. Theo truyền thông, tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể được sử dụng để tấn công các hạm đội đối phương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Agni-P có thể tấn công các mục tiêu ở tầm 1.000-2.000km. T

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật