Trong khi ở nhiều nước, những món hàng như hoa tươi, chocolate, trang sức đắt hàng vào dịp Valentine, thì ở Ấn Độ, bao cao su lại có doanh số tăng vọt.
Theo India Times, vào dịp lễ Tình nhân Valentine, số lượng bao cao su bán ra trên cả Ấn Độ chứng kiến mức tăng vọt lên gần 25%. Và tiếp theo tháng sẽ đến lượt doanh thu của que thử thai tăng theo cấp số nhân.
Doanh số bao cao su ở Ấn Độ tăng 25% trong dịp lễ Tình nhân Valentine. Ảnh: Hindustan Times |
Thật ra việc tăng doanh số của loại mặt hành này không chỉ tăng ở Ấn Độ. Nhu cầu về bao cao su và thuốc tránh thai trong dịp này ở các nước khác đều tăng rõ rệt mặc dù chưa từng có con số thống kê cụ thể.
Lễ Valentine ăn ngoái, các tình nguyện viên của Quỹ Chăm sóc Sức khỏe AIDS ở Los Angeles đã có mặt tại nhiều địa điểm công cộng ở Mexico City để phân phát 100.000 bao cao su cho người đi tàu điện ngầm và người qua đường trong thành phố.
Cũng theo một tình nguyện viên của chiến dịch cho biết, lễ Tình nhân hằng năm chính là thời điểm mà người tiêu dùng mua nhiều bao cao su nhất tại đây. Vì vậy, họ đã quyết định phát bao cao su miễn phí để khuyến khích mọi người hướng đến tình dục an toàn trong dịp lễ.
Ngay ở Việt Nam, tình trạng nhà nghỉ cháy phòng, nhà thuốc, siêu thị cũng tấp nập bán bao cao su, thuốc tránh thai nhiều hơn gấp 3-4 lần so với ngày thường hồi năm ngoái cũng đã diễn ra tại những thành phố lớn.
Có lẽ đây cũng chính là nguyên do khiến một số quốc gia ở châu Á (đặc biệt là những quốc gia có nhiều người dân theo đạo Hồi) tẩy chay ngày lễ Tình nhân như Indonesia, Malaysia, các nước Trung Đông...
Phong trào keu gọi tẩy chay lễ Valentine tại nhiều quốc gia Hồi giáo. |
Ngoài lý do lo sợ văn hóa phương Tây sẽ làm "hư hỏng giá trị truyền thống" thì các quốc gia này cho rằng Valentine là ngày lễ Công giáo trong khi dân chúng nước họ chủ yếu theo đạo Hồi nên không thích hợp.
Hàng năm, ngành thương mại thế giới luôn có doanh thu tăng vọt vào dịp lễ này. Theo dự báo của Hiệp hội Bán lẻ quốc gia Mỹ, tổng chi tiêu cho dịp Valentine của người dân Mỹ năm 2020 sẽ chạm mốc 27,4 tỷ USD, tăng tới 32% so với năm 2019. Đây cũng là con số cao nhất từ trước tới nay.
Bữa tối tại nhà hàng là khoản chi tiêu thường có của người Mỹ trong dịp lễ Tình nhân. Ảnh: BI |
Trung bình, mỗi người sẽ chi khoảng 196 USD cho quà tặng như đồ trang sức, bữa tối tại nhà hàng, quần áo mới, hoa và socola. Vào dịp này, không chỉ tặng quà cho người yêu, thậm chí nhiều người còn mua quà cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả thú cưng của mình.
Còn ở Trung Quốc, các cặp đôi là những người chịu chi nhất tại châu Á trong ngày 14/2. Năm 2018, trung bình mỗi người Trung Quốc đại lục chi 274 USD vào ngày Valentine, theo sau là Đài Loan với 245 USD và Hong Kong với 231 USD. Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giới chuyên môn đánh giá con số này sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Minh Khôi (T/h)