Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 loại vũ khí chiến lược của Trung Quốc khiến Mỹ phải "dè chừng"

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Theo National Interest, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh nâng cao tiềm lực quân sự, tạo nên những loại vũ khí chiến lược mà Hoa Kỳ hết sức lo ngại.

(ĐSPL) – Theo National Interest, Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh nâng cao tiềm lực quân sự, tạo nên những loại vũ khí chiến lược mà Hoa Kỳ hết sức lo ngại sẽ thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới.
Thế hệ tàu sân bay
Toan tính của Trung Quốc đối với hạm đội tàu sân bay là bí ẩn trong nhiều thập kỷ qua. Tàu sân bay Liêu Ninh đã hoạt động nhưng vẫn còn đó những câu hỏi về quy mô và năng lực của lực lượng này. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được kỳ vọng có thể mang các tiêm kích tàng hình hay các máy bay trinh sát đóng vai trò cảnh báo sớm.

Sau tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc được cho là đang đóng mới tàu sân bay hạt nhân đầu tiên.

Tàu sân bay từng là biểu tượng quân sự của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần 2 nhưng với việc Trung Quốc cũng có tàu sân bay Liêu Ninh, người Mỹ bắt đầu cảm thấy việc Bắc Kinh sở hữu tàu sân bay năng lượng nguyên tử sẽ là điều hoàn toàn có thể trong tương lai.
Tàu tuần dương Type 055
Trung Quốc dường như đang muốn chế tạo những tàu tuần dương cỡ lớn. Mặc dù chiếc đầu tiên thuộc lớp này chưa được hạ thủy, nhưng theo thiết kế, nó có thể lớn ngang với những chiếc khu trục Kirov của Nga và Zumwalt của Mỹ.
Các nhà phân tích dự đoán Type 055 có trọng tải 12.000 tấn, và có thể mang 128 ống phóng tên lửa hành trình thẳng đứng. Ngoài ra, Type 055 sẽ giúp Hải quân Trung Quốc vươn xa hơn trên biển.
Tiêm kích tàng hình J-20
J-20 bay thử lần đầu vào tháng 1/2011, kể từ đó các phiên bản cải tiến lần lượt được ra mắt. Thế hệ J-20 hiện còn tiên tiến hơn cả hai tiêm kích mới mà Trung Quốc đang thử nghiệm.

Tiêm kích tàng hình J-20 có những nét giống với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.

J-20 là máy bay lớn, tầm xa và có thể mang nhiều vũ khí, đặc biệt là các tên lửa hành trình. J-20 được đánh giá là đối trọng trực tiếp với máy bay chiến đấu tối tân F-35 của Mỹ hay T-50 của Nga.
Tên lửa đạn đạo DF-41
Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa không phải là điều mới mẻ nhưng DF-41 báo hiệu một sự thay đổi trong chiến lược quân sự của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc sản xuất hàng loạt các tên lửa này, họ có thể cân bằng tiềm lực hạt nhân với Nga và Mỹ. Các hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ cho đến nay vẫn chưa để đảm bảo đánh chặn được các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo DF-41 trên lý thuyết là vũ khí mà Mỹ không thể đánh chặn.

Những đồn đoán về sự phát triển của DF-41 đã xuất hiện nhiều năm nay, nhưng Trung Quốc mới chỉ xác nhận sự tồn tại của các tên lửa đạn đạo liên lục địa vài tháng trước. Không giống các tên lửa trước đây, DF-41 có khả năng mang nhiều đầu đạn tấn công đồng thời nhiều mục tiêu, là mối đe dọa ưu thế của hạm đội tàu sân bay Mỹ. DF-41 là tên lửa tự hành nên có tính cơ động cao.
Đơn vị tác chiến điện tử
Có thể sự phát triển đáng chú ý nhất của Quân đội Trung Quốc là lực lượng gián điệp chuyên nghiệp. Đơn vị 61398 được cho là đã tấn công hàng loạt các mục tiêu bằng các phương pháp tối tân nhằm đánh cắp công nghệ và phá hoại hoạt động của các công ty Mỹ.
Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, Quân đội Trung Quốc đã đánh cắp các bí mật từ công ty Mỹ và cung cấp cho các công ty nhà nước của Trung Quốc. Trong lĩnh vực quân sự, 61398 giúp Trung Quốc theo dõi sự phát triển các hệ thống quân sự Mỹ để tìm ra phương án đối phó phù hợp.

Tin nổi bật