Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 điều "cấm kỵ" cần biết trước khi độn cằm

(DS&PL) -

Độn cằm không phải là đại phẫu xâm lấn đến xương hàm nhưng rất dễ gặp phải tình trạng lệch, vẹo, hoặc biến chứng nhiễm trùng, hoại tử…


Độn cằm giúp tạo hình đường nét khuôn mặt hài hòa, cân đối

Cấm kỵ độn cằm tại cơ sở chui

Đa số các biến chứng lệch vẹo, nhiễm trùng đều đến từ các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Những địa chỉ này thường không có giấy phép hành nghề, chuyên môn bác sĩ yếu kém nhưng lại thu hút khá nhiều khách hàng nhờ vào quảng cáo giá rẻ. 

Khách hàng nên tự đặt câu hỏi tại sao một spa nhỏ lẻ chuyên về da liễu nhưng lại quảng cáo tiêm Filler độn cằm? Cơ sở đó liệu rằng có đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong thẩm mỹ? Loại Filler, chất liệu độn sử dụng có nguồn gốc rõ ràng không?...

Độn cằm đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn tay nghề giỏi

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, cả phương pháp tiêm Filler và phẫu thuật đặt chất liệu độn vào cằm đều yêu cầu bác sĩ có chuyên môn giỏi thực hiện. Ngoài ra, một số điều kiện về phòng phẫu thuật, quy trình thẩm mỹ,... cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tối ưu nhất. 

Lời khuyên: Chỉ nên độn cằm tại cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng. Hãy tìm hiểu thông tin kĩ càng, đừng vội tin vào quảng cáo và chính sách giá rẻ kẻo “tiền mất tật mang”.

Tuyệt đối không dùng chất liệu độn rẻ tiền

Trên thị trường thẩm mỹ hiện nay, không hiếm các cơ sở sử dụng Filler, sụn nhân tạo độn cằm giá rẻ. Những chất liệu này thường không có nguồn gốc rõ ràng, chưa được kiểm chứng về tính an toàn và tương thích với cơ thể. 

Theo Ths. Charlie Trần - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, chất liệu độn nếu không tương thích sẽ rất dễ bị đào thải. Điều này dẫn đến nguy cơ cằm bị lệch, cứng đơ và thậm chí hoại tử nếu không khắc phục kịp thời. 

Chất liệu độn cằm cần đảm bảo an toàn và tương thích với cơ thể

Vì thế, trong quá trình thăm khám và tư vấn, khách hàng có quyền hỏi kĩ về thông tin chất liệu độn cằm. Cơ sở nào không rõ ràng, trả lời chung chung thì cần cân nhắc thật kĩ để không gặp phải biến chứng sau này. 

Không ham cằm "nhọn hoắt"

Tất nhiên một chiếc cằm V line thon gọn là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, dựa trên cấu trúc gương mặt thực tế bác sĩ sẽ có những tư vấn dáng cằm phù hợp. 

Dáng cằm V - line chỉ thực sự đẹp nếu nó hài hòa với các đường nét khuôn mặt. Nếu khuôn mặt đang ở dáng tròn thì cằm không nên quá nhọn. 

Trên thực tế, có không ít trường hợp sau thẩm mỹ, chiếc cằm nhọn hoắt và gần như không ăn nhập với tổng thể gương mặt. Bên cạnh đó, miếng độn cằm quá lớn cũng có thể khiến vùng da tại đây trở nên căng và mỏng hơn, nhìn kĩ bị lộ dấu vết thẩm mỹ. 

Chiết cằm quá nhọn được ví như chiếc ly của cô gái Hàn Quốc

Vậy nên, để không trở thành thảm họa thẩm mỹ thì hãy cân bằng giữa mong muốn và thực tế. Đừng để sở thích nhất thời của khiến bạn hối hận về sau. Tốt nhất, hãy tham vấn ý kiến chuyên gia kĩ càng để có được dáng cằm đẹp và hài hòa nhất. 

Không lơ là trong chăm sóc sau thẩm mỹ

Nếu như bác sĩ và công nghệ thẩm mỹ quyết định 80% sự thành công thì 20% còn lại nằm ở cách chăm sóc của khách hàng. 

Thời gian đầu mới độn cằm, cả Filler và chất liệu nhân tạo đều chưa thể ăn nhập ngay được với vùng da ở cằm. Mọi va chạm dù nhẹ nhàng cũng đều có thể khiến cằm bị lệch vẹo. 

Bên cạnh đó, cách vệ sinh vết mổ với trường hợp phẫu thuật độn cằm cũng cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ. Một số món ăn cần kiêng tuyệt đối trong tháng đầu tiên sau độn cằm như thịt bò, gà, hải sản, rau muống,... để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo xấu sau thẩm mỹ. 

Kết luận 

Thẩm mỹ độn cằm là nhu cầu thiết thực, giúp khuôn mặt hài hòa và cân đối hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự tỉnh táo trong lựa chọn địa chỉ uy tín, chất liệu và dáng cằm phù hợp. Bên cạnh đó, việc chăm sóc hậu phẫu cùng cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các biến chứng lệch, vẹo, hoại tử. 

Nga Hà

Tin nổi bật