Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

28 địa phương không giải ngân được vốn ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì?

(DS&PL) -

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, do địa phương thiếu vốn đối ứng, dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư...

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, do địa phương thiếu vốn đối ứng, dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, đang trong quá trình điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc gia hạn hiệp định vay...

Thống kê của Bộ KH&ĐT cho thấy, luỹ kế giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 12,7% kế hoạch Chính phủ giao. Mức giải ngân này thấp hơn cùng kỳ năm 2018. 8/59 địa phương được giao kế hoạch vốn nước ngoài có tỷ lệ giải ngân trên 30% (Hải Phòng, Ninh Bình, Phú Yên, TP.HCM, Bình Dương, Trà Vinh, Kiên Giang và Bạc Liêu); 11 Bộ, ngành Trung ương được giao kế hoạch vốn đều giải ngân dưới 30%. Đặc biệt, có tới 28 địa phương trên cả nước chưa giải ngân được vốn ODA.

28 địa phương không giải ngân được vốn ODA. Ảnh minh họa

Về việc giải ngân vốn ODA chậm, theo Bộ KH&ĐT, nguyên nhân là do địa phương thiếu vốn đối ứng để thực hiện dự án. Ngoài ra, các Bộ, ngành địa phương khi xây dựng kế hoạch trung hạn 2016-2020 còn lúng túng, đề xuất hạn mức cho các dự án chưa sát với tiến độ, khả năng giải ngân thực tế. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các Bộ, ngành và địa phương không tuân thủ đúng nguyên tắc, tiêu chí và thời gian theo quy định cũng dẫn đến việc bố trí vốn sai quy định, kéo dài thời gian rà soát và giao kế hoạch vốn.

Bên cạnh đó, giải ngân vốn ODA còn chậm do dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, đang trong quá trình điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc gia hạn hiệp định vay. Đặc biệt, nhiều dự án trong giai đoạn thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư nên mặc dù có dự án có khả năng giải ngân cao nhưng không đủ căn cứ pháp lý để bố trí kế hoạch vốn. Tiêu biểu như 4/7 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM. Một số dự án được bố trí kế hoạch đủ kế hoạch vốn nhưng không thể giải ngân được do những vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Thủ tục giải ngân, rút vốn cũng là một trong những nguyên nhân giải ngân vốn ODA thời gian qua chậm. Chủ dự án chậm làm thủ tục ghi thu, ghi chi cũng làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu báo cáo và duyệt đơn rút vốn...

Ngoài ra, giải ngân 6 tháng đầu năm thường thấp còn do những nguyên nhân từ phía nhà tài trợ…

Nhằm tháo gỡ khó khăn đối với các dự án ODA, Bộ KH&ĐT yêu cầu các địa phương báo cáo chi tiết khó khăn vướng mắc về giải ngân vốn ODA của từng dự án gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính để tổng hợp theo từng nhóm vấn đề, xử lý theo thẩm quyền trách nhiệm từng cơ quan hoặc báo cáo cấp cáo thẩm quyền xem xét, xử lý.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật