Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

1001 câu hỏi lần đầu làm mẹ: Trẻ sơ sinh bị chàm sữa, "mẹ bỉm sữa" tá hỏa khi biết nguyên nhân

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa, trong đó phải kể đến tính di truyền. Có thể trẻ bị di truyền từ dòng họ, cha mẹ có tiền sửa mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, mề đay....

Bệnh chàm sữa là gì?

Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như eczema, lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Đây là bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, bạn có thể hiểu đây là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ.

Chàm sữa là bệnh thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị sớm sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm cho làn da bé.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh được phân thành 3 cấp độ:

Cấp tính: Vùng da tổn thương với những mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch, gây ngứa.

Mãn tính: Vùng da bị tổn thương thành từng mảng, khô rát, dày, tróc vảy, sắc tố da thay đổi sau khi bị viêm.
Bán cấp: Tổn thương ở giai đoạn trung gian giữa cấp tính và mãn tính.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Theo một số nghiên cứu khoa học, bé bị chàm sữa có thể do một số nguyên nhân như sau :

- Di truyền: trẻ bị di truyền từ dòng họ, cha mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, mề đay,...

- Môi trường: điều này dễ xảy ra ở những trẻ sơ sinh khoảng vài ngày tuổi cho đến 2 tháng tuổi. Khi môi trường có sự thay đổi đột ngột, ô nhiễm, thiếu độ ẩm thì trẻ rất dễ bị chàm sữa.

- Đồ ăn từ người mẹ cho con bú dễ gây kích ứng da hoặc trẻ uống sữa công thức quá giàu đạm.

- Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch: chế độ sinh hoạt không hợp lý dẫn khiến cho chức năng hệ thống miễn dịch của trẻ bị rối loạn. Kết quả là hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại bị mất dần tác dụng, xảy ra hiện tượng mất nước ở da.

- Bản thân trẻ có làn da khô nhạy cảm và hệ miễn dịch kém.

- Da của trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với các chất gây kích ứng có trong sữa tắm, bụi nhà, lông động vật,...

- Quá trình thai nghén trẻ mẹ phải chịu rất nhiều căng thẳng.

Chú thích ảnh

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Dấu hiệu ban đầu khi trẻ bị chàm sữa là xuất hiện những nốt mẩn đỏ, khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác thô ráp và nổi những vảy nhỏ li ti.

Nếu quan sát, mẹ sẽ thấy bé rất khó chịu, thường hay quơ tay lên mặt như muốn gãi ngứa hoặc chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngứa làm nhiều mụn nước vỡ ra.

Khi mụn nước vỡ sẽ gây bết dính trên vùng chàm tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng. Trường hợp này nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.

Sau khoảng 1 tuần da non tái tạo và bong dần khiến bé rất ngứa và khó chịu, thậm chí nếu nứt nẻ lớn có thể dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời chính xác có thể để lại sẹo sâu trên da của bé.

Bên cạnh đó, khi bị chàm sữa bé có thể cảm thấy khó chịu trong người, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc, kém ăn.

XEM THÊM: 1001 câu hỏi lần đầu làm mẹ: Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng, cần làm gì để phòng bệnh cho con?

Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Để điều trị căn bệnh chàm sữa ở trẻ em này, cha mẹ nên tham khảo những biện pháp sau:

Vệ sinh da đúng cách

+ Tắm đều đặn mỗi ngày cho trẻ bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa ngáy và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn da. Mỗi lần tắm không nên kéo dài quá 10 phút và không chà xát vào vùng da đang bị chàm sữa vì nó dễ khiến làm xước da dẫn đến nhiễm khuẩn. Sau khi tắm xong hãy dùng khăn bông sạch thấm thấm thật khô nước bám trên da bé.
Dưỡng ẩm đều đặn giúp chàm sữa ở trẻ sơ sinh mau khỏi và hạn chế tái phát

+ Giữ người bé thường xuyên khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều vì dễ gây ẩm ướt khó chịu.

+ Thay bỉm thường xuyên để tránh tình trạng ẩm ướt quá lâu làm da bị kích ứng, chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn.

+ Dùng sữa tắm riêng cho trẻ bị chàm: chọn loại sữa tắm dịu nhẹ không chứa chất tẩy rửa làm kích ứng da.

- Dưỡng ẩm làm mềm da đều đặn mỗi ngày

Chế độ ăn uống hợp lý:

Mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,…

Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cho bé ăn đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.

Sử dụng thuốc để điều trị chàm sữa ở trẻ:

Khi nhận thấy những dấu hiệu chàm sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám chính xác nhất tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Với mỗi mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dùng các loại lá dân gian để đắp lên da bé vì da con lúc này rất nhạy cảm.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị chàm sữa?

Để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ, mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh để bụi bẩn, lông vật nuôi bám vào quần áo cũng như đồ chơi của bé.

Mẹ cũng nên hạn chế đồ ăn tanh như trứng, hải sản. các loại nội tạng, mỡ động vật và trứng vịt lộn để tránh gây dị ứng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật