Thận là cơ quan thực hiện nhiều chức năng của cơ thể. Quan trọng nhất, thận lọc các chất thải và các tạp chất khác trong máu. Những chất thải này được lưu trữ trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài qua nước tiểu.
Ngoài ra, thận còn giúp điều chỉnh nồng độ pH, muối và kali trong cơ thể. Chúng cũng sản xuất hormone điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất hồng cầu.
Thông qua việc giữ cho thận khỏe mạnh, cơ thể sẽ lọc và thải chất thải đúng cách, đồng thời sản xuất hormone để giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Dưới đây là một số cách giúp thận khỏe mạnh:
Bổ sung đủ nước
Nước không chỉ đóng vai trò quan trọng với cơ thể mà còn cần thiết để thận làm việc hiệu quả và khỏe mạnh.
Nước không chỉ đóng vai trò quan trọng với cơ thể mà còn cần thiết để thận làm việc hiệu quả và khỏe mạnh nên uống đủ nước rất cần thiết. Uống quá nhiều nước khiến thận phải làm việc quá tải, uống ít nước khiến các độc tố dễ tích tụ. Tùy thể trạng, giới tính, cường độ vận động, mỗi người có thể uống lượng nước khác nhau, trong đó người trưởng thành cần khoảng 1,5-2 lít nước. Có thể bổ sung bằng nhiều hình thức như nước uống, nước ép trái cây, các món ăn nhiều nước.
Kiểm soát cân nặng phù hợp
Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe: tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, cần theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức phù hợp. BMI là chỉ số thể dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Tránh thừa cân béo phì, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho vòng eo của bạn, mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính, giảm huyết áp cao và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tình trạng lượng đường trong máu cao có thể bị tổn thương thận.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tình trạng lượng đường trong máu cao có thể bị tổn thương thận. Khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Qua nhiều năm, điều này có thể gây hại cho thận.
Nếu kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ giảm được nguy cơ bị tổn thương thận.
Định kỳ kiểm tra chức năng thận
Những tổn thương chức năng thận thường phát triển âm thầm, khó nhận ra thông qua các biểu hiện bên ngoài, mà cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá mới có thể phát hiện. Người khỏe mạnh có thể kiểm tra chức năng thận định kỳ 6-12 tháng một lần. Người mắc bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì... cần kiểm tra chức năng thận thường xuyên hơn do biến chứng liên quan đến thận ở nhóm này diễn ra nhanh hơn.
Hạn chế sử dụng rượu bia
Rượu bia là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mạn tính. Đồng thời, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận. Vì vậy, hãy bỏ thói quen uống nhiều rượu bia để bảo vệ thận.
Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của thận. Cần đảm bảo các nhóm dưỡng chất thiết yếu cân đối cho cơ thể như bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời hạn chế các thức ăn, chất gây hại cho thận (thức ăn chứa nhiều natri, kali, canxi, phốt pho, rượu bia…), cần bổ sung các dưỡng chất bổ thận như rau xanh và trái cây tươi, là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp thận loại bỏ acid dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết trong nước tiểu.
Cắt giảm muối
Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp - tác nhân chủ yếu gây ra bệnh suy thận mạn. Ăn nhiều muối còn là tác nhân hàng đầu hình thành sỏi thận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng muối một người trưởng thành tiêu thụ chỉ nên dưới 5 g một ngày. Tuy nhiên, người bệnh thận nên cắt giảm còn dưới 2 g muối một ngày.
Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp - tác nhân chủ yếu gây ra bệnh suy thận mạn.
Thường xuyên theo dõi huyết áp
Cao huyết áp lâu ngày làm xơ dày thành mạch máu dẫn đến hẹp lòng mạch máu, giảm lưu lượng máu tới thận. Huyết áp cao còn tổn thương các mạch máu trong thận, hệ quả dẫn tới suy giảm chức năng thận. Mức huyết áp cần duy trì khoảng 120/80 mmHg.
Dùng thuốc theo chỉ định
Ngoài tác dụng chữa bệnh, các loại thuốc tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định. Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm có thể ảnh hưởng đến chức năng thận nếu dùng thường xuyên, không theo kê đơn. Không tự ý mua và sử dụng các thực phẩm chức năng không rõ thành phần và nguồn gốc, các loại nước lá cây không rõ công dụng mà chưa tham khảo bác sĩ.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến chức năng thận. Ăn uống lành mạnh, khoa học là cách đơn giản để cơ quan này luôn khỏe mạnh. Đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng các nhóm chất tinh bột, đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất, chất xơ; cần hạn chế muối, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều đường và dầu mỡ.